Dự án sân bay Long Thành: Khả năng huy động hàng tỷ USD thế nào?

Thy Hằng 12/11/2019 10:46

Các Đại biểu bày tỏ ủng hộ việc chỉ định thầu cho ACV nhưng cũng cho rằng, dù có thể rút ngắn được 1,5 năm lựa chọn nhà thầu nhưng trong toàn bộ quá trình đầu tư có thể kéo dài.

Cụ thể, Đại biểu Hoàng Thị Hoa đề nghị Chính phủ xem xét chỉ định cho doanh nghiệp thực hiện dự án gồm hai doanh nghiệp là ACV và Công ty Quản lý bay VN. Lý do, đây là doanh nghiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối hơn 95%, nên nếu tổ chức đấu thầu trong nước thì ACV là đơn vị duy nhất đáp ứng và có khả năng triển khai dự án đảm bảo tính khả thi.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng Sun Group làm được sân bay Vân Đồn, tại sao ACV không làm được như Sun Group trong khi chúng ta có nguồn lực thì tại sao không làm được.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng đặt vấn đề tư nhân làm được sân bay Vân Đồn để bày tỏ băn khoăn về việc chỉ định thầu ACV.

Trong khi đó, nhiều Đại biểu cho rằng, lý do chỉ định thầu ACV bởi tiết kiệm thời gian đấu thầu 1,5 - 2 năm, đồng thời đây là đơn vị có kinh nghiệm, có nguồn vốn là chưa thuyết phục.

"Sun Group làm được sân bay Vân Đồn, tại sao ACV không làm được như Sun Group trong khi chúng ta có nguồn lực thì tại sao không làm được. Phải nói là ACV làm rất tốt công tác chuẩn bị, truyền thông, vận động hành lang rất tốt", Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) đặt vấn đề.

Đồng quan điểm, Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng: "Cũng chưa thể khẳng định chỉ ACV chỉ có kinh nghiệm mà các đơn vị khác không có kinh nghiệm, và dù ACV có kinh nghiệm nhất, nhưng thực tế với với cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đã chứng minh tư nhân có thể làm tốt".

Có thể bạn quan tâm

  • Đại biểu đoàn Đồng Nai nói gì về việc chậm tiến độ dự án sân bay Long Thành?

    10:24, 12/11/2019

  • Dự án sân bay Long Thành: Đại biểu lo không kịp tiến độ

    09:05, 12/11/2019

  • Nên để doanh nghiệp tư nhân trong nước "bắt tay" thực hiện dự án sân bay Long Thành

    06:14, 12/11/2019

  • Đại biểu lo cán bộ "thu mình cuối nhiệm kỳ" sẽ ảnh hưởng đến tiến độ sân bay Long Thành

    10:06, 31/10/2019

  • Xây dựng sân bay Long Thành, cải tạo sân bay Tân Sơn Nhất còn cần thiết?

    19:06, 24/10/2019

  • Đại biểu lo lắng về quy hoạch dự án sân bay Long Thành

    16:48, 24/10/2019

Thậm chí, theo các Đại biểu, ACV là doanh nghiệp mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối nên tất cả các hạng mục triển khai đều phải đấu thầu, có thể làm chậm trễ dự án, trong khi tư nhân thì không phải đấu thầu. Do đó, việc rút ngắn đấu thầu ban đầu tiết kiệm được 1,5 năm nhưng toàn bộ quá trình đầu tư lại chưa chắc được rút ngắn.

Theo Đại biểu Hoàng Văn Cường, việc giao cho ACV cũng chưa chắc đảm bảo vốn tốt nhất, bởi 3/4 nguồn vốn dự án phải đi vay, thủ tục phức tạp và khi xảy ra rủi ro Nhà nước có thể gánh. Trong khi đó nhiều tập đoàn tư nhân luôn sẵn sàng tham gia đầu tư, linh hoạt huy động vốn, điển hình như đường cao tốc Bắc - Nam.

Cùng lo lắng, Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) cũng cho rằng cần đánh giá kỹ hơn nguồn vốn và khả năng huy động vốn của ACV cũng như tác động khoản vay này đến trần nợ công.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) cũng cho rằng cần đánh giá kỹ hơn nguồn vốn và khả năng huy động vốn của ACV cũng như tác động khoản vay này đến trần nợ công.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) lo lắng khoản vay vốn của ACV tác động đến trần nợ công.

Lý do được Đại biểu đưa ra, trong tờ trình nêu ACV có năng lực tài chính lành mạnh, có nguồn thu sẵn sàng từ 21 cảng, song đến nay chỉ có 8/21 cảng hàng không nội địa có thu đủ bù chi và có lãi, tức là vẫn phải bù lỗ, chưa thể góp vốn cho ACV trong tương lai gần.

Chưa kể, trong báo cáo tiền khả thi vốn đầu tư cảng Long Thành là 16 tỷ USD, trong giai đoạn 1 là 4,79 tỷ USD, nhưng hiện chưa có khái toán là bao nhiêu. 

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành cho rằng, "với số vốn dự kiến gần 5 tỷ USD thì có thể huy động các nguồn nhưng với 11 tỷ USD giai đoạn tiếp theo thì "khả năng huy động vốn thế nào? Đó là chưa nói về hiệu quả tài chính, liệu đã dựa trên các chi phí đầy đủ và nhất là so sánh với tổng mức đầu tư của hai sân bay đã nêu trên".

Thy Hằng