Chuyển dịch năng lượng xanh: Cần phải chuẩn bị những gì?
2 năm qua, kể từ khi giá FIT được xây dựng cho điện mặt trời và tăng giá FIT cho điện gió, Việt Nam đã chứng kiến một làn sóng quan tâm đến từ các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Trước đó, vào tháng 11/2018 vừa qua, cùng với Ngân hàng Thế giới Liên minh châu Âu đã ra mắt Diễn đàn Chính sách “Nhóm đối tác năng lượng Việt Nam”. Cụ thể, nhóm đối tác này tập trung vào 5 chủ đề chính thông qua 5 nhóm làm việc kỹ thuật: Năng lượng tái tạo, Hiệu quả năng lượng, thị trường điện, tiếp cận điện năng, số liệu và thống kê năng lượng.
Theo đó Liên minh châu Âu đề xuất 3 khuyến nghị trong việc thúc đẩy chuyển dịch năng lượng sạch để thu hút thêm ngày càng nhiều các nhà đầu tư chất lượng quan tâm đến lĩnh vực này, tham gia vào thị trường Việt Nam.
Cụ thể, Một là, vai trò của đầu tư tư nhân;
Hai là, tiềm năng lớn cho điện mặt trời áp mái cho các hộ dân và khu công nghiệp;
Ba là, sự cần thiết cho một chiến lược chuyển dịch và cơ cấu năng lượng phù hợp;
Thứ nhất, trong vòng 2 năm qua, kể từ khi giá FIT - giá bán điện năng được xây dựng cho điện mặt trời và tăng giá FIT cho điện gió, Việt Nam đã chứng kiến một làn sóng quan tâm đến từ các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Họ thậm chí có thể chấp nhận một giá FIT giảm từ từ. Tuy nhiên, họ chưa thực sự đầu tư nhiều vì Hợp đồng mua bán điện mẫu (PPA) hiện tại vẫn thiếu tính đảm bảo về mặt pháp luật.
Việc xây dựng một bản hợp đồng mua bán điện mẫu hấp dẫn hơn và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế trở nên ưu tiên hàng đầu trong các tháng tới đây. Điều này có nghĩa là cần xử lý điều khoản chấm dứt hợp đồng và cải thiện các cơ chế giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, điện mặt trời áp mái cho hộ dân và khu công nghiệp có thể tăng nguồn cung năng lượng tái tạo một cách đáng kể cho lưới điện. Người dân và bất kể đơn vị sản xuất nào cũng có thể sử dụng mái nhà của họ để sản xuất và bán điện. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra quyết định thúc đẩy sản xuất điện năng lượng mặt trời áp mái. Đây là một xu hướng đầy triển vọng.
Tuy nhiên với công suất mới từ các nguồn tái tạo như trao đổi ở trên có thể kéo theo kế hoạch đầu tư công cần cập nhật nhằm đảm bảo lưới điện có khả năng hấp thụ lượng điện mới. Điều này cần được lồng ghép vào chiến lược năng lượng sắp tới của Việt Nam. Chiến lược này cũng cần xem xét đến các cam kết trong thoả thuận chung Paris về Biến đổi khí hậu và làm thế nào để giảm thiểu phát thải CO2 một cách nhanh chóng.
Thứ ba, chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam cũng cần tính đến một thực tế là Quốc hội đã bỏ năng lượng hạt nhân trong kế hoạch dài hạn của Việt Nam trong khi nhu cầu của Việt Nam sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2030. Do vậy, rõ ràng năng lượng tái tạo cần phải đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu năng lượng.
Chuyển dịch năng lượng theo một chính sách năng lượng bền vững hơn và dịch chuyển từ các nguồn năng lượng ô nhiễm sang các nguồn năng lược sạch cần phải được thực hiện từng bước một và một cách toàn diện. Cần phải chuyển đổi từ trợ cấp các nguồn năng lượng ô nhiễm nhất sang trợ cấp các nguồn năng lượng sạch hơn, đồng thời tăng thuế Carbon không chỉ cho nhiên liệu mà cả cho than.
Việt Nam cần có một cơ cấu năng lượng hợp lý, đặc biệt là tăng sử dụng khí. Mặc dù, điện khí cũng gây ô nhiễm, tuy nhiên ít ô nhiễm hơn than rất nhiều. Việc bỏ than trong sản xuất năng lượng cần được thực hiện từng bước một và có khả năng không phải toàn bộ năng lượng than có thể được thay thế bằng tái tạo. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, một cơ cấu tốt giữa tái tạo và khí có tiềm năng giảm thiểu tới 50% phát thải CO2. Các kế hoạch năng lượng trung gian và dài hạn mới, bao gồm cả Tổng sơ Đồ 8 (PDP8) cũng như Chương trình Tiết kiệm Năng lượng Quốc gia của Việt Nam cần thiết kế một chiến lược cho chuyển dịch theo hướng làm từng bước một, thực tế và toàn diện.
Điểm cuối cùng về hiệu quả năng lượng, một trong những yếu tố chính cho thành công của EU trong giảm thiểu phát thải CO2 là một mô hình phối hợp phù hợp giữa hiệu quả năng lượng và cơ cấu năng lượng.
Song Việt Nam thiếu một khuôn khổ pháp lý phù hợp, trong khi với giá năng lượng thấp hơn đã làm giảm thiểu các nỗ lực nhằm giảm cường độ sử dụng năng lượng trong tiêu thụ và sản xuất. Tuy vậy, việc xem xét các giải pháp hiệu quả năng lượng là đắt đỏ, hay không phù hợp với một nước có thu nhập trung bình là sai. Thực tế là ngược lại, không giảm cường độ sử dụng điện trong tiêu thụ và sản xuất là lãng phí tiền bạc và chi phí, đặc biệt là cho người nghèo.
Việt Nam có thể đẩy nhanh chuyển dịch năng lượng. Chiến dịch đó cần đi bằng 3 chân, phối kết hợp giữa cơ cấu năng lượng hiệu quả năng lượng, năng lượng tái tạo và kết hợp giữa các chính sách đầu tư công và chính sách tài khoá. Cần chuyển dịch hỗ trợ năng lượng nâu sang hỗ trợ năng lượng xanh. Bên cạnh đó, cần dịch chuyển gánh nặng tài khoá cho năng lượng xang sang năng lượng nâu. Thuế sinh thái cần được mở rộng từ nhiên liệu sang than. Người dân và ngành công nghiệp cần được khuyến khích sản xuất điện mặt trời trên mái nhà của họ. Theo đó, cần có các quy định bắt buộc và khuyến khích tài chính nhằm tăng hiệu quả năng lượng trong ngành xây dựng.
Việt Nam có thể làm được việc này và thành công. Theo đó, chuyển dịch năng lượng có thể là một đổi mới của Việt Nam.