Giải ngân vốn đầu tư công ngành giao thông: Thách thức không nhỏ

NGUYỄN MINH 26/07/2021 04:00

6 tháng cuối năm, Bộ GTVT cần giải ngân vốn đầu tư công 26.090 tỷ đồng để hoàn thành kế hoạch. Tuy nhiên, giá vật liệu, đại dịch COVID-19… đang là thách thức không nhỏ.

Tổng kế hoạch năm 2021 của Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) khoảng 43.401 tỷ đồng, trong đó 42.996 tỷ đồng là kế hoạch năm và khoảng 405 tỷ đồng là kế hoạch kéo dài. Đến nay, Bộ GTVT đã có các quyết định giao chi tiết 42.009 tỷ đồng, đạt 97,7% kế hoạch thủ tướng Chính phủ giao, so với bình quân chung cả nước mới giao chi tiết được 88% kế hoạch.

Giá vật liệu thép xây dựng tăng 40-50% trong thời gian gần đây dẫn đến việc các nhà thầu có biểu hiện thi công cầm chừng, ảnh hưởng của dịch COVID -19 đến quá trình thi công các dự án...

Tổng kế hoạch năm 2021 của Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) khoảng 43.401 tỷ đồng, trong đó 42.996 tỷ đồng là kế hoạch năm và khoảng 405 tỷ đồng là kế hoạch kéo dài. Đến nay, Bộ GTVT đã có các quyết định giao chi tiết 42.009 tỷ đồng, đạt 97,7% kế hoạch thủ tướng Chính phủ giao, so với bình quân chung cả nước mới giao chi tiết được 88% kế hoạch.

Quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, người đứng đầu

Theo Bộ GTVT, giải ngân lũy kế tới hết tháng 6/2021 đạt 17.311 tỷ đồng, đạt 40% kế hoạch cả năm, đạt tỷ lệ giải ngân cao hơn so với bình quân chung cả nước và cao hơn tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2020 (khoảng 6%).

Thực tế, thời gian qua Bộ GTVT đã chỉ đạo quyết liệt công tác xây dựng cơ bản, đặc biệt là giải ngân vốn đầu tư công với nhiều giải pháp như, giao ban tập thể lãnh đạo Bộ GTVT hàng tuần để xử lý các vấn đề trọng tâm trong tuần và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm tuần kế tiếp; giao ban xây dựng cơ bản hàng tháng; yêu cầu các cơ quan tham mưu thuộc Bộ GTVT chấn chỉnh, chủ động và nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác tham mưu, nhất là vai trò của cấp trưởng.

Đặc biệt, Bộ GTVT quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, người đứng đầu ngay trong các quyết định giao vốn; kịp thời có văn bản đôn đốc, phê bình các chủ đầu tư chậm tiến độ; thường xuyên kiểm tra hiện trường, làm việc với các địa phương để tháo gỡ các khó khăn trong công tác GPMB, vật liệu xây dựng; kiên quyết điều chuyển vốn từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn. Đến nay, Bộ GTVT đã thực hiện điều chỉnh kế hoạch 3 đợt cho 11 dự án, với giá trị vốn điều chỉnh 3.130 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo Bộ GTVT, mặc dù giải ngân lũy kế tới hết tháng 6/2021 đạt 40% kế hoạch cả năm nhưng giá trị giải ngân chủ yếu vẫn là ứng hợp đồng, thanh toán nợ đọng, thu hồi vốn ứng trước cho các doanh nghiệp và địa phương, phần giải ngân cho khối lượng thi công chưa cao.

Tư lệnh ngành ra “tối hậu thư”

Hiện nay, Dự án cao tốc cam Lộ- La Sơn (qua Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) không hoàn thành đưa vào sử dụng cuối năm 2021 do thiếu đất đắp nền đường, đang đợi địa phương cấp phép mỏ. Đoạn cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 (qua Ninh Bình - Thanh Hóa) và Phan Thiết - Dầu Giây (qua Bình Thuận và Đồng Nai), ngoài thiếu đất đắp nền, giá sắt thép tăng cao cũng đẩy nhà thầu vào thế khó, ảnh hưởng tiến độ thi công... Dự án cao tốc Bắc – Nam mới giải ngân được 4.534 tỷ đồng, đạt 30% kế hoạch năm.

Tương tự, dự án GPMB sân bay Long Thành mới giải ngân 9.887 tỷ đồng, đạt 43% kế hoạch, đang là một trong những thách thức hoàn thành kế hoạch giải ngân 26.090 tỷ đồng (3.620 tỷ đồng vốn nước ngoài và 22.065 tỷ đồng vốn trong nước) 6 tháng cuối năm của Bộ GTVT. Mặc dù, mới đây Chính phủ đã có nghị quyết cho phép các địa phương áp dụng cơ chế đặc thù để cấp phép khai thác mỏ đất để giải quyết việc thiếu đất đắp nền đường cao tốc Bắc - Nam…

“Để giải quyết các khó khăn trên, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn một số giải pháp tháo khó khăn cho các dự án (đặc biệt liên quan giá vật liệu)” - đại diện Bộ GTVT cho hay.

Theo ông Nguyễn Danh Huy - Vụ trưởng Vụ KH&ĐT Bộ GTVT, các dự án mới bắt đầu triển khai cuối năm 2020, đang triển khai các hạng mục phần nền, móng nên giá trị thanh toán, giải ngân không nhiều. Ngoài ra, một số dự án ODA đang hoàn thiện thủ tục phê duyệt thiết kế kỹ thuật, quá trình đấu thầu kéo nên chưa triển khai thi công, tiềm ẩn nguy cơ giải ngân không đáp ứng tiến độ đã đề ra, khi mùa mưa bão đang đến gần; biến động giá vật liệu tăng cao, đặc biệt là giá vật liệu thép xây dựng tăng 40-50% trong thời gian gần đây dẫn đến việc các nhà thầu có biểu hiện thi công cầm chừng, ảnh hưởng của dịch COVID -19 đến quá trình thi công các dự án...

“Để phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 cần sự quyết tâm cao độ, quyết liệt chỉ đạo điều hành của thủ trưởng các đơn vị chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong việc đôn đốc đẩy mạnh thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và tích cực phối hợp với địa phương, các đơn vị có liên quan trong công tác GPMB, tái định cư, di dời cơ sở hạ tầng kỹ thuật” - ông Huy nói.

Vụ KH&ĐT chủ động đề xuất các giải pháp xử lý điều hành kế hoạch, kiên quyết điều chuyển vốn từ các dự án không hiệu quả, chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn…

Tư lệnh ngành giao thông yêu cầu Vụ KH&ĐT chủ động đề xuất các giải pháp xử lý điều hành kế hoạch, kiên quyết điều chuyển vốn từ các dự án không hiệu quả, chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn…

Đồng quan điểm trên, vừa qua ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ra “tối hậu thư” Chỉ thị số 06/CT-BGTVT yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải phân công trách nhiệm cụ thể lãnh đạo đơn vị, cán bộ theo dõi tiến độ thực hiện các dự án. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà thầu, tư vấn; thủ tục điều chỉnh thiết kế, dự toán; thủ tục quyết toán các dự án; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đang triển khai đảm bảo tiến độ, chất lượng yêu cầu.

Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải chủ động, quyết liệt chỉ đạo, cử cán bộ có đủ thẩm quyền thường xuyên có mặt tại hiện trường phối hợp, làm việc với các địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là công tác GPMB, vật liệu xây dựng. Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án căn cứ kế hoạch giải ngân chi tiết hàng tháng đã được Bộ GTVT chấp thuận để làm cơ sở chỉ đạo, điều hành thực hiện; đảm bảo kế hoạch giải ngân tổng thể các dự án của Bộ GTVT trong năm 2021: Hết tháng 12/2021 đạt tối thiểu 90% kế hoạch và đến 31/01/2022 phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch. Trong đó, các dự án có nguồn vốn kéo dài từ kế hoạch năm 2020 phải giải ngân toàn bộ trước ngày 31/12/2021…

Tư lệnh ngành giao thông yêu cầu Vụ Kế hoạch và đầu tư (Vụ KH&ĐT) khẩn trương tham mưu Bộ GTVT giao kế hoạch năm cho các dự án ngay sau khi hoàn thiện thủ tục đầu tư; tổ chức theo dõi chặt chẽ kết quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công của từng chủ đầu tư, ban quản lý dự án; phối hợp với Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (QLXD&CLCTGT) tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công đối với các dự án phát hiện có vướng mắc, trì trệ trong công tác giải ngân.

"Vụ KH&ĐT chủ động đề xuất các giải pháp xử lý điều hành kế hoạch, kiên quyết điều chuyển vốn từ các dự án không hiệu quả, chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn…" - ông Thể nhấn mạnh.

Cũng theo ông Thể, kết quả giải ngân kế hoạch đăng ký đầu năm là tiêu chí chủ yếu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác năm 2021 của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan, trừ lý do bất khả kháng. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị lấy tiêu chí kế hoạch giải ngân của đơn vị để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cán bộ có liên quan...

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ GTVT: Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đủ điều kiện vận tải hành khách

    16:02, 16/07/2021

  • Bị Bộ GTVT “từ chối” xây sân bay, địa phương nói gì?

    04:00, 23/06/2021

  • Bộ GTVT thống nhất tiếp tục giảm phí, lệ phí cho doanh nghiệp

    03:45, 19/06/2021

  • Bộ GTVT vẫn chưa phê duyệt kiến nghị "cứu" doanh nghiệp hàng không

    11:00, 17/06/2021

  • Chuyện xây sân bay và quyết định hợp lý của Bộ GTVT

    05:00, 17/06/2021

NGUYỄN MINH