Năng lượng sạch còn chờ chính sách tốt
Trong bối cảnh nguồn nhiên liệu hóa thạch sản xuất năng lượng ngày càng ít đi thì việc đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo là một xu hướng của toàn cầu.
Giá khí đốt tự nhiên tăng vọt, có thể sẽ tiếp tục đứng ở mức cao trong năm tới, cùng lúc tạo ra hiệu ứng lan tỏa trên thị trường nhiên liệu hóa thạch và đang gây ra những chấn động trên thị trường năng lượng toàn cầu. Cú sốc đó ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều ngành kinh tế, từ sản xuất tại các nhà máy cho tới các công ty cung ứng điện năng.
Xu hướng trong tương lai và sự lựa chọn chính sách
Than đá, mặt hàng thay thế nhanh nhất, đang có nhu cầu nhập khẩu rất cao nhưng một số nguồn cung cũng rơi vào tình trạng đứt gãy đã đẩy giá than phi mã kể từ năm 2001. Sự hội tụ của một loạt nhân tố chưa có tiền lệ đang gợi lại những ký ức của khủng hoảng năng lượng trong thập kỷ 1970, làm trầm trọng thêm triển vọng bất trắc về lạm phát và kinh tế toàn cầu.
Đó là nhận định của ba chuyên gia Andrea Pescatori, Martin Stuermer và Nico Valckx đến từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong bài phân tích đăng trên mạng tin Giftedanalysts trong những ngày qua.
Đứt gãy nguồn cung cùng với sức ép về giá đã tạo ra thách thức chưa có tiền lệ đối với kinh tế toàn cầu vốn đang phải đối mặt với phục hồi không đồng đều từ đại dịch. Trong nước, giá xăng dầu không thể chững lại trước giá dầu mỏ trên thế giới leo thang (26/10, giá xăng RON95 vọt trên mốc 24.330đ/lít) tạo áp lực lên chi phí vận tải, đẩy giá cả các mặt hàng lao theo.
Trong bối cảnh nỗ lực phục hồi kinh tế, việc lạm phát sẽ khiến cho sự tổn thương nhiều hơn đối với nhóm đối tượng: người lao động, tiểu thương, người làm công ăn lương và các dịch vụ khác. Các doanh nghiệp cũng sẽ phải đội thêm hàng loạt chi phí sản xuất, vận chuyển, giá thành sản phẩm. Dịch bệnh đã khiến cho nền kinh tế rất khó khăn, đời sống người dân, sức khỏe cho đến tinh thần bị ảnh hưởng.
Giải cứu năng lượng khỏi sốc
Các chuyên gia trên Reuters cho rằng, sở dĩ giá dầu tăng mạnh là do nhu cầu tăng trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, việc thiếu điện đã khiến nhiều nhà máy điện chuyển từ khí đốt và than đá đắt đỏ sang nhiên liệu dầu và diesel.
Do đó, khó có thể kỳ vọng thị trường than đá - khí đốt sẽ trở lại bình thường trong thời gian ngắn khi thực tế lộ diện những bất ổn vẫn còn ở mức cao và một cú sốc nhỏ về nguồn cầu có thể sẽ đẩy giá năng lượng. Điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ các nước cần thực hiện giải pháp ngăn chặn tình trạng mất điện trong trường hợp các công ty điện giảm sản lượng khi nhận thấy càng sản xuất càng lỗ.
Mất điện, thiếu điện có thể sẽ làm suy yếu hoạt động của ngành sản xuất hóa chất, sắt thép và chế tạo, gia tăng sức ép làm đứt gãy chuỗi cung. Nhà điều hành cũng cần triển khai các chính sách tốt để khai thác hiệu quả các nguồn năng lượng tự nhiên, tránh sốc năng lượng đối với nhóm cư dân dễ bị tổn thương nhất.
Đối với Việt Nam, nếu như trong thời gian qua, các nhà máy năng lượng sạch phải giảm phát bởi lý do “quá tải đường truyền” thì nay là cơ hội “tháo xích” đẩy hết công suất điện mặt trời nhằm tránh trường hợp tăng giá điện xảy ra khi chịu sức ép từ cảnh báo giá dầu, giá than đang khuấy đảo thế giới - nguồn cơn nguy cơ đáng sợ cho nền kinh tế.
Sẽ thật là công bằng và hợp tình hợp lý, hợp thời khi giảm điện than, tăng điện sạch trong cơn bão khủng hoảng năng lượng trên thế giới. Việt Nam có lợi thế cực kỳ lớn về năng lượng tái tạo và năm 2020, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị như câu thần chú “vừng ơi mở cửa ra” đưa năng lượng sạch - thân thiện lên ngôi.
Khi tất cả chúng ta đang chứng kiến lạm phát sau dịch thì năng lượng tái tạo càng cho thấy rõ hơn ý nghĩa và giá trị tối ưu đến nhường nào đối với cuộc sống. Mục tiêu phát triển năng lượng sạch (năng lượng sạch) là hoàn toàn đúng đắn.
Ngày nay, khi dịch COVID vẫn còn đang khuynh đảo thế giới, nền kinh tế nước ta đang bị sang chấn, hàng chục ngàn doanh nghiệp tê liệt lâm sàng, người dân chất chồng khó khăn thì “mở cửa bầu trời” đón dòng điện sạch đến mọi nhà chẳng phải là giải pháp vô cùng thông thái sao? Bởi, lạm phát nhiên liệu hóa thạch và sự lựa chọn chính sách năng lượng tái tạo sẽ giải tỏa được hàng loạt vấn đề đè nặng lên nền kinh tế đang phục sinh, đồng thời giải cứu năng lượng của Việt Nam khỏi bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm
Tập đoàn Sao Mai: Lợi nhuận quý II tăng trưởng hơn 34% so với cùng kỳ
10:03, 03/08/2020
Doanh nhân Lê Xuân Quế và dấu ấn tại Tập đoàn Sao Mai
03:00, 20/05/2021
Sao Mai Solar PV1: Xác lập kỷ lục thần tốc trong xây dựng
10:25, 05/06/2019
Sao Mai Group (ASM) “hưởng nắng” Đăk Nông
13:59, 01/10/2020
Khởi công khu đô thị mới Sao Mai Tây Cái Dầu
19:04, 12/07/2020