Tương lai thương mại 2030: (Kỳ 1) Xuất khẩu của Việt Nam dự kiến đạt 535 tỷ USD

THY HẰNG 30/11/2021 11:00

Ngân hàng Standard Chartered nhận định tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng bình quân hơn 7% mỗi năm và đạt hơn 535 tỷ USD vào năm 2030.

>>>DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Khai thác lợi thế từ các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu

Theo báo cáo của Ngân hàng Standard Chartered mang tên “Tương lai thương mại 2030: Các xu hướng và thị trường cần quan tâm”, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu sẽ tăng gần gấp đôi từ mức 17.400 tỷ USD lên 29.700 tỷ USD trong thập kỷ tới.

iệt Nam đang nổi lên là một trung tâm sản xuất của thế giới, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư

Việt Nam đang nổi lên là một trung tâm sản xuất của thế giới, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư".

Báo cáo cũng nêu ra 13 thị trường sẽ có đóng góp lớn vào mức tăng trưởng này, các hành lang thương mại chủ chốt và 5 xu hướng định hình tương lai của thương mại toàn cầu.

Theo đó, Việt Nam là một thị trường quan trọng đóng góp vào tăng trưởng thương mại toàn cầu. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng bình quân hơn 7% mỗi năm và đạt hơn 535 tỷ USD vào năm 2030.

“Với lợi thế về lực lượng lao động dồi dào, vị trí địa lý gần với các chuỗi cung ứng lớn trên toàn cầu và chính sách cởi mở với đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam đang nổi lên là một trung tâm sản xuất của thế giới, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư", Bà Michele Wee, Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam nhận định.

Cũng theo báo cáo này, 41% các doanh nghiệp toàn cầu được khảo sát hiện đang có hoạt động sản xuất tại Việt Nam hoặc có kế hoạch sản suất tại Việt Nam trong 5 đến 10 năm tới. Điều này cho thấy Việt Nam sẽ là một trong những động lực quan trọng của tăng trưởng thương mại toàn cầu trong 10 năm tới. Trong khi đó, 31% các doanh nghiệp toàn cầu có kế hoạch tận dụng lợi thế của hành lang thương mại Việt Nam - Ấn Độ.

>>>Cổ phiếu lập đỉnh mới khi thị trường xuất khẩu thủy sản phục hồi ấn tượng

Báo cáo đưa ra các hành lang thương mại lớn trong tương lai. Hoa Kỳ và Trung Quốc Đại Lục sẽ tiếp tục là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, lần lượt chiếm 26% và 19% tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2030. Ấn Độ là thị trường có thể mang đến cho Việt Nam mức tăng trưởng xuất khẩu cao, đạt trung bình 11% mỗi năm từ 2020 đến 2030.

Tổng quan toàn cầu gồm 13 thị trường đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng thương mại

13 thị trường đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng thương mại.

Các lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu cao được xác định với hoạt động thương mại quốc tế ngày càng gia tăng, Việt Nam đang nổi lên là một cơ sở sản xuất quan trọng.

Các lĩnh vực được nhận định là sẽ đóng góp lớn vào hoạt động xuất khẩu đến năm 2030 gồm máy móc thiết bị, dệt may, nông nghiệp và thực phẩm.

"Việc tăng cường hội nhập vào nền kinh tế thế giới thông qua các hiệp định thương mại tự do như Việt Nam – EU, Việt Nam – Anh Quốc, CPTPP và RECP đang mang đến cho Việt Nam nhiều thuận lợi, giúp thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường chuỗi giá trị ở các lĩnh vực cũng như tạo ra việc làm yêu cầu tay nghề cao. Chúng tôi rất lạc quan với triển vọng tăng trưởng thương mại của Việt Nam trong tương lai và luôn nỗ lực tận dụng lợi thế của mình về mạng lưới quốc tế và sự am hiểu sâu sắc về thị trường trong nước để hỗ trợ quá trình này”, Bà Michele Wee, Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam chia sẻ.  

Kỳ II: Định hình 5 xu hướng thương mại chính

Có thể bạn quan tâm

  • Thương mại điện tử xuyên biên giới: Giảm chi phí doanh nghiệp, đến tay người dùng cuối

    12:36, 28/11/2021

  • “Số hoá” hoạt động xúc tiến thương mại

    03:30, 28/11/2021

  • Thay đổi toàn diện thương mại điện tử Việt Nam và điểm sáng thanh toán số

    15:30, 26/11/2021

  • Kinh doanh thương mại: “Mảnh ghép” mới của Sun Property 

    09:21, 26/11/2021

THY HẰNG