Kinh tế Việt Nam 2022: (Kỳ 2) Việt Nam có còn là điểm đến hấp dẫn về đầu tư?
Một vấn đề liên quan là lượng FDI duy trì ổn định vẫn là một trụ cột vững chắc hỗ trợ cho cán cân chính của Việt Nam.
>>Thu hút FDI sẽ khởi sắc?
Liên quan đến đầu tư nước ngoài, nhóm nghiên cứu cho hay, FDI ròng liên tục duy trì ở mức 6% GDP, tương đương với mức trước đại dịch, nhiều khả năng sẽ thúc đẩy mở rộng thương mại trong tương lai của Việt Nam.
Bất chấp những biến động khó lường do đại dịch, FDI ròng liên tục duy trì ở mức 6% GDP, tương đương với mức trước đại dịch. Đây là một “con át chủ bài” của Việt Nam vì nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào lĩnh vực sản xuất đã giúp cải thiện tình hình tài khoản vãng lai của Việt Nam.
Mặc dù vậy, những gián đoạn nặng nề trong chuỗi cung ứng gần đây đã làm dấy lên câu hỏi về triển vọng đầu tư của Việt Nam. Theo báo chí đưa tin, một số thương hiệu dệt may và da giày lớn như Crocs và Lululemon đã chuyển một phần hoạt động sản xuất ra khỏi Việt Nam (Reuteur, 30/9 và 21/10).
Tất nhiên, những biến động trong ngắn hạn là khó tránh khỏi trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn đang trong cuộc chiến ứng phó với tình trạng số ca mắc mới mỗi ngày tăng trở lại và khó khăn do thiếu hụt lao động trầm trọng. Dẫu vậy, HSCB vẫn tin rằng các quyết định đầu tư FDI phụ thuộc vào tiềm năng trong trung và dài hạn của nền kinh tế.
Vẫn còn nhiều lý do chính đáng để lạc quan về các điều kiện cơ bản của Việt Nam nếu xét tới lợi thế cạnh tranh trong hiệu quả chi phí nhân công, cơ sở hạ tầng được cải thiện, các cụm công nghiệp có sẵn và một loạt hiện định tự do thương mại. Nguồn FDI mới đã tăng gần 4% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm trước, hơn một nửa trong số đó có được là nhờ gia tăng năng lực trong lĩnh vực sản xuất. Các tập đoàn công nghệ lớn như Samsung và LG đều đã công bố kế hoạch đầu tư mở rộng năng lực sản xuất.
Xét cho cùng, ưu tiên lúc này của các nhà làm chính sách là lấy lại đà tăng trưởng và củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiệm vụ cấp thiết nhất là làm sao kiểm soát được đợt bùng dịch Covid-19 thứ năm, đồng thời đưa ra những chế độ đãi ngộ phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút công nhân trở lại nhà máy làm việc an toàn, ổn định.
Trên những cơ sở đó, các chuyên gia cho rằng, việc kiểm soát dịch Covid-19 là điểm mấu chốt để củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, mặc dù biến chủng Omicron đang thu hút sự quan tâm trên toàn cầu, biến chủng Delta vẫn là mối nguy lớn nhất đối với nền kinh tế vừa chớm phục hồi của Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, lạm phát tháng 11 tăng lên 0,3% so với tháng trước sau hai tháng giảm liên tiếp. Nguyên nhân chủ yếu là do giá dầu liên tục tăng cao. Cụ thể, chi phí vận chuyển tăng 3,1% so với tháng trước, tương đương mức tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, chi phí nguyên vật liệu xây dựng tăng trở lại sau hai tháng giảm.
Báo cáo nhận định, lạm phát do nhu cầu còn yếu bởi những hạn chế vẫn chưa được gỡ bỏ hoàn toàn. Nhằm ứng phó với số ca Covid-19 tăng trở lại, nhiều địa phương như TP. HCM đã nhanh chóng thay đổi quyết định và tiếp tục tạm ngừng hoạt động trong một số lĩnh vực không thiết yếu.
"Điều đó đồng nghĩa với tình hình nhu cầu trong nước sẽ còn giảm trong một thời gian nữa. Chúng tôi kỳ vọng lạm phát của Việt Nam sẽ đạt mức trung bình khoảng 1,9% trong năm 2021 và sau đó tăng lên 2,7% trong năm 2022", các chuyên gia HSBC dự báo.
Có thể bạn quan tâm
Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu (Kỳ I): Nguy cơ lạm phát đình đốn
11:00, 09/12/2021
Lạm phát duy trì ở mức thấp, chưa cần hành động nào với chính sách tiền tệ
11:19, 06/12/2021
Lạm phát, Omicron, trú ẩn hay tăng tốc đầu tư thời gian tới?
05:20, 02/12/2021
Triển vọng kinh tế Việt Nam 2022: (Kỳ 1) Bức tranh không chỉ màu xám
04:00, 20/12/2021
Động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm 2022
04:00, 15/12/2021
Thu hút FDI sẽ khởi sắc?
04:00, 29/11/2021
Dòng vốn FDI từ Nhật Bản đầu tư "khủng" vào Việt Nam
04:00, 24/11/2021
[Infographic] FDI “giúp” xuất siêu
04:00, 17/11/2021