Thu phí cảng biển TP HCM: Cần nhưng chưa đúng lúc
Chuyện thu phí lẽ ra phải tách bạch với chuyện quy hoạch nhưng cần có một cái nhìn tổng thể trong định hướng phát triển vùng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
>>Thu phí cảng biển tại TP.HCM: Cần thêm thời gian để doanh nghiệp phục hồi
LTS: 7 hiệp hội kiến nghị hoãn thu phí cảng biển tại TP HCM từ ngày 01/04/2022 với lý do việc này sẽ làm gia tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ hoãn hay dừng thu phí cũng là câu chuyện cần bàn.
Trong vai trò đầu tàu vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và chiến lược trở thành trung tâm tài dịch vụ hàng đầu của TP HCM, câu chuyện lại cần nhìn lại từ quy hoạch đến những vấn đề tưởng nhỏ mà không nhỏ, như thu phí.
Chuyện từ… Singapore
Chúng ta hay một định hướng để quy hoạch chính sách là nhìn ra bên ngoài, so sánh, học hỏi thế giới để đặt trong tình huống và hoạch định của Việt Nam. Cách làm này có lúc bị giới chuyên môn hoặc chính các nhà đầu tư, kinh doanh, đánh giá là còn phiến diện, vì Việt Nam luôn có đặc thù, bối cảnh, năng lực khác với các nước. Không thể so sánh khi không có sự tương đồng.
Nhưng cách làm này cũng được chính giới chuyên môn, nhà đầu tư, doanh nghiệp ở góc độ khác hưởng ứng bởi không có gì thuận lợi hơn người đi sau, học hỏi kinh nghiệm từ những quốc gia tiên tiến, phát triển, đi trước, chúng ta có thể thuận lợi “gạn đục khơi trong”, tuy không cần “đẽo chân cho vừa giày” nhưng hoàn toàn có thể điều chỉnh tương thích với điều kiện, năng lực Việt Nam. Dù có sự khác biệt ra sao thì ở trên mức độ thống nhất về lý thuyết, luôn có một chuẩn mực nhất định cho các chiến lược về kinh tế, kinh doanh, quản trị...
Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ:
13 tỉnh trong địa phương cần là 1 nhất thể và phải có kết nối hạ tầng giao thông – logistic phát triển hơn, theo hướng “Nhà nước đi trước về giao thông, logistic theo sau”. ĐBSCL còn mong đợi một cơ chế nhất thể gắn với TP HCM như vậy, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam liệu có nguy cơ lại “mạnh ai nấy làm”, mỗi tỉnh một hạ tầng thu phí?
Câu chuyện thu phí hạ tầng cảng biển của TP HCM đưa ra lúc này, trước hết, có thể đặt trong tương quan so sánh với việc phát triển, quản lý hạ tầng, dịch vụ cảng biển của Singapore.
Thứ nhất, Singapore có vị thế, tầm nhìn chiến lược vừa giống, vừa khác với TP HCM. Singapore là đảo quốc, các mặt giáp biển, do đó họ đã xây dựng chiến lược trung tâm trung chuyển hạ tầng cảng biển đến mọi quốc gia. Đó là góc độ quy hoạch của cả một quốc gia.
Thứ hai, TP HCM khác với Singapore, là thành phố đầu tàu kinh tế của cả nước, dẫn đầu vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Quy hoạch của TP HCM khác với quy hoạch của Singapore và chúng ta chưa xác định trở thành một cảng trung chuyển lớn tầm khu vực và thế giới.
Trong tầm nhìn đến 2050, TP HCM xác định phát triển cảng biển TP HCM gắn với phát triển hạ tầng giao thông kết nối đa phương thức, gắn kết chặt chẽ với cảng cạn - ICD, cảng thủy nội địa để tăng năng lực vận tải hàng hóa trung chuyển bằng đường thủy, giảm áp lực lên hệ thống giao thông đường bộ và giao thông đô thị vốn đã chịu nhiều áp lực. Đặc biệt, chú trọng phát triển hạ tầng giao thông kết nối với khu cảng biển Cát Lái trên sông Đồng Nai để nâng cao hiệu quả khai thác cảng, cải thiện tình hình giao thông đường bộ kết nối cảng.
>>Sau nhiều lần tạm hoãn, TP HCM thử nghiệm thu phí cảng biển
Đến chuyện của TP HCM và liên kết vùng
Quy hoạch, tầm nhìn này là sát thực tế và gắn với tính kết nối hạ tầng vùng, khẳng định mối quan hệ liền mạch liên kết vùng TP HCM và các tỉnh Đông – Tây Nam Bộ. Trong khi đó, TP cũng đặt tầm nhìn để hướng về trở thành một “Singapore khác”, tức thành Trung tâm tài chính hàng đầu khu vực. Mà để trở thành Trung tâm như vậy, chúng ta không thể bỏ qua yếu tố làm nên thành công của Singapore: Đầu mối thương mại, hàng hải và hàng không quốc tế.
Nói cách khác, chúng ta có thể vừa học Singapore, vừa không, nhưng phải đặt trên câu chuyện quy hoạch tổng thể kinh tế vùng bao gồm chuyện xây dựng, kết nối, sử dụng hạ tầng cảng biển nhằm kích thích thương mai, hàng hải. Thu phí cho TP HCM ngay lúc này, trong bối cảnh doanh nghiệp gặp khó khăn và Chính phủ đang phải hỗ trợ tối đa để phục hồi, có thể chưa phù hợp, nhưng đến một lúc nào đó, chắc chắn sẽ phải diễn ra tương tự như đây là một trong những nguồn thu quan trọng để không ngừng nâng cao vị thế phát triển hàng hải của Singapore.
Đồng thời trong tương lai, nếu triển khai thu phí, cần xác định là cái gì “miễn phí thì chất lượng kém”, Nhà nước song song cần thúc đẩy thu hút tư nhân đầu tư hạ tầng cảng biển và hệ thống kết nối khu vực cảng biển, ở những mảng, miếng, dịch vụ không ảnh hưởng an ninh quốc phòng, để giảm áp lực “tận thu” các doanh nghiệp nhằm tái đầu tư và nâng chất lượng hạ tầng cho hàng hải “cưỡi sóng”.
Bên cạnh đó, việc triển khai thu phí nếu diễn ra trong tương lai, vẫn trong câu chuyện quy hoạch, nên là chính sách giá được bàn bạc từ tầm nhìn và lợi ích chung, tránh để trở thành tiền lệ “cát cứ”, phân chia lợi ích, phá vỡ lợi ích lớn nhất của liên kết vùng.
TP HCM sẽ không thể phát triển nếu không có chuỗi cung ứng hoàn thiện từ các tỉnh Đông – Tây Nam Bộ, chưa nói tới trở thành trung tâm tài chính khu vực.
Có thể bạn quan tâm
Chi phí đầu vào “leo thang”, doanh nghiệp đề xuất lùi thời gian thu phí cảng biển
18:32, 09/03/2022
Thu phí Cảng biển: Doanh nghiệp nên đồng ý và tán thành!
04:51, 09/03/2022
Nóng: 5 Hiệp hội kiến nghị TP HCM không thu phí cảng biển với hàng thuỷ nội địa
16:17, 04/03/2022
Nóng: 7 Hiệp hội đồng kiến nghị lùi thời gian thu phí cảng biển TP.HCM
11:30, 03/03/2022