Vì sao “vắng bóng” dự án PPP?
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) đã có hiệu lực hơn 1 năm. Tuy nhiên, hiện vẫn ‘vắng bóng” dự án PPP, đặc biệt lĩnh vực giao thông vận tải.
>>Đầu tư cao tốc, hạ tầng theo phương thức PPP… “liệu có khả thi”?
Bên hành lang Quốc hội, trả lời phỏng vấn DĐDN, đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng (Đoàn Quảng Trị) cho rằng, vấn đề trên cần được mổ xẻ tại phiên chất vấn của Quốc hội đối với “tư lệnh” ngành giao thông vận tải.
- Truy tìm nguyên nhân các dự án giao thông lớn hiện nay “thiếu vắng” phương thức PPP là nội dung các đại biểu quan tâm tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT, thưa ông?
Trong quá trình thảo luận, các đại biểu Quốc hội đã đặt ra vấn đề này. Đơn cử như dự án Biên Hoà-Vũng Tàu. Dự án này trước đây đã có kế hoạch triển khai theo hình thức PPP.
Tuy nhiên, Bộ GTVT nêu vấn đề “cấp bách” về tiến độ, cho nên đề nghị chuyển sang đầu tư công. Các đại biểu đã có ý kiến đề nghị Bộ và các cơ quan giải trình thêm, vì nếu triển khai PPP thì đây là đoạn khả thi nhất so với một số đoạn khác.
Thực tế, tiến độ chỉ giãn ra được hơn 1 năm, nhưng lại để đầu tư công “gánh” một chi phí rất lớn và phải san sẻ bớt nguồn lực ở những dự án khác. Đây là vấn đề Bộ trưởng Bộ GTVT phải giải trình làm rõ thêm.
>>Cần “đường cao tốc” trong tư duy chính sách
Chúng tôi cũng hiểu rằng, áp lực về tiến độ, áp lực về giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là cung tiền ra cho nền kinh tế để hỗ trợ đà phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, khiến ngành GTVT nghiêng nhiều về đầu tư công. Bởi nếu “để dành” cho PPP thì có thể khâu thủ tục sẽ làm kéo dài tiến độ. Ngoài ra, nếu nguồn vốn đầu tư công này muốn chuyển sang triển khai dự án đầu tư mới, thì khâu “hoàn thiện” đủ các điều kiện giải ngân cũng là một “quá trình” dài.
Tuy nhiên, về lâu dài, các dự án của quốc gia, dự án nào huy động được nguồn lực của tư nhân thì Bộ GTVT cần tạo điều kiện cho tư nhân tham gia, để ngân sách đầu tư công tập trung vào những lĩnh vực khác khó huy động vốn từ khu vực tư nhân hoặc tư nhân không muốn làm.
- Đã có đại biểu Quốc hội cho rằng, ngành GTVT đang còn tư tưởng “dễ làm, khó bỏ”, thưa ông?
Ý kiến này được nêu ra và theo tôi cũng không loại trừ. Tuy nhiên có một thực tế, trước đây khi chưa có Luật PPP, các nhà đầu tư, đặc biệt là Bộ GTVT đã ưu tiên rất nhiều cho PPP. Nhưng khi Luật PPP ra đời, thì dường như các thủ tục đòi hỏi chặt chẽ hơn, các lĩnh vực có thể “lách” được cũng bị “chật hẹp”.
Đây có thể là lý do chính khiến Bộ GTVT cũng như một số ban, ngành không còn mấy “mặn mà” việc chuyển dự án sang cho PPP. Rõ ràng các báo cáo đã chỉ ra, từ khi Luật PPP ra đời, các dự án sử dụng nguồn lực tư nhân bằng hình thức PPP đã “giảm hẳn”, hiếm hoi có những dự án triển khai mới theo hình thức này.
Có thể bạn quan tâm
Sẽ đầu tư cao tốc Dầu Giây – Tân Phú theo phương thức PPP
00:06, 11/06/2022
ĐIỂM BÁO NGÀY 10/06: Vì sao "vắng bóng" dự án PPP?
04:03, 10/06/2022
PPP chưa như kỳ vọng!
03:30, 21/05/2022
Cần sớm hoàn thiện chính sách để thu hút đầu tư PPP vào y tế
00:06, 20/05/2022
Đầu tư cao tốc, hạ tầng theo phương thức PPP… “liệu có khả thi”?
03:00, 06/05/2022
Tìm cách thúc đẩy các dự án PPP tại Việt Nam
14:36, 21/04/2022
Đề xuất sửa nhiều luật để “gỡ vướng” cho… dự án PPP
04:10, 23/02/2022
Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận theo phương thức PPP chính thức thông xe
14:48, 19/01/2022