TP.HCM: Vì sao gần 200 dự án đầu tư công vi phạm quyết toán?

Bài và Ảnh: NGÂN GIANG 16/06/2023 00:27

Năm 2021, TP.HCM phê duyệt quyết toán 923 dự án (chiếm 41,8% số dự án hoàn thành); năm 2022 phê duyệt 1.195 dự án (chiếm 59,63% số dự án hoàn thành); gần 200 dự án vi phạm thời gian quyết toán.

>>KINH TẾ 2023: 6 giải pháp thúc đẩy giải ngân đầu tư công

Đó là nội dung được đoàn giám sát của HĐND TP.HCM chỉ ra những bất cập, yếu kém về việc thực hiện công tác đầu tư công giai đoạn 2021-2025, chiều 15/6/2023 tại TP.HCM.

năm 2021, phê duyệt quyết toán 923 dự án (chiếm 41,8% số dự án hoàn thành); năm 2022 phê duyệt 1.195 dự án (chiếm 59,63% số dự án hoàn thành)

Năm 2021, TP.HCM phê duyệt quyết toán 923 dự án (chiếm 41,8% số dự án hoàn thành); năm 2022 phê duyệt 1.195 dự án (chiếm 59,63% số dự án hoàn thành).

Gần 200 dự án vi phạm quyết toán

Báo cáo tại buổi giám sát, Phó giám đốc Sở KH-ĐT Phạm Trung Kiên cho biết, giai đoạn 2021 - 2025, nguồn vốn ngân sách T.Ư giao cho TP.HCM hơn 33.000 tỉ đồng, trong đó đã phân bổ hơn 32.100 tỉ đồng. Nguồn vốn ngân sách TP.HCM hơn 142.500 tỉ đồng, đã phân bổ chi tiết gần 140.000 tỉ đồng.

đại biểu Nguyễn Văn Đạt, Phó trưởng ban Pháp chế HĐND TP.HCM

Ông Nguyễn Văn Đạt, Phó trưởng ban Pháp chế HĐND TP.HCM: Vấn đề quyết toán có ý nghĩa rất lớn nhưng tại sao chỗ này chúng ta lại chậm? Chưa kể, trong đó có tới 200 dự án trong 2 năm qua vi phạm thời gian quyết toán. 

Theo số liệu thống kê năm 2021, TP.HCM giải ngân đạt 34,8% tổng kế hoạch vốn ngân sách T.Ư giao và 63,82% tổng kế hoạch vốn ngân sách địa phương giao; Năm 2022, TP.HCM giải ngân đạt 62,44% tổng kế hoạch vốn ngân sách T.Ư giao và đạt 71,9% tổng kế hoạch vốn ngân sách địa phương giao. Và 5 tháng đầu năm 2023, TP.HCM giải ngân đạt 43,3% vốn ngân sách T.Ư và đạt 5,1% vốn ngân sách địa phương.

Đáng chú ý, tại buổi giám sát, đại biểu Nguyễn Văn Đạt, Phó trưởng ban Pháp chế HĐND TP.HCM đã chỉ ra nhiều bất cập đến vấn đề quyết toán các dự án.

Cụ thể, theo ông Đạt, việc quyết toán dự án hoàn thành theo báo cáo của UBND TP.HCM rất thấp. Đơn cử năm 2021, phê duyệt quyết toán 923 dự án (chiếm 41,8% số dự án hoàn thành); năm 2022 là 1.195 dự án (chiếm 59,63% số dự án hoàn thành).

"Con số này là rất thấp. Trong khi vấn đề quyết toán có ý nghĩa rất lớn nhưng tại sao chỗ này chúng ta lại chậm? Chưa kể, trong đó có tới 200 dự án trong 2 năm qua vi phạm thời gian quyết toán. Vấn đề đặt ra là trách nhiệm chỉ đạo các sở ngành và chủ đầu tư phối hợp quyết toán như thế nào. Chậm quyết toán, gây 3 hệ quả. Một là nợ đọng xây dựng cơ bản; hai là chậm tiến độ giải ngân; ba là chậm hạch toán theo dõi quản lý khai thác sử dụng tài sản hình thành sau đầu tư", ông Đạt nói.

>>TP HCM quyết tâm gỡ vướng đầu tư công, ủy quyền duyệt dự án nhóm C về địa phương

Tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm

Liên quan tới tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, ông Trần Văn Bảy - Phó giám đốc Sở TN-MT TP.HCM, cho biết có nhiều nguyên nhân nhưng nổi lên là công tác giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, hiện số doanh nghiệp có chức năng tư vấn thẩm định giá rất hùng hậu, nhưng thực tế hoạt động đủ năng lực, điều kiện và có hoạt động thẩm định giá thực tế là đếm trên đầu ngón tay, dễ thì làm khó thì từ chối. Kể cả trong thẩm định giá trong tố tụng dân sự cũng rất khó khăn. Các sở ngành cần tham mưu UBND nghiên cứu đề xuất cơ chế cần thành lập các đơn vị tư vấn thẩm định giá của Nhà nước.

, bà Nguyễn Thị Lệ đề nghị UBND TP.HCM và các sở ngành cần quan tâm các nhóm vấn đề về bố trí vốn đầu tư công hằng năm; bồi thường, giải phóng mặt bằng; chọn nhà thầu tư vấn.

Bà Nguyễn Thị Lệ - Chủ tịch HĐND TP.HCM: đề nghị UBND TP.HCM và các sở ngành cần quan tâm các nhóm vấn đề về bố trí vốn đầu tư công hằng năm; bồi thường, giải phóng mặt bằng; chọn nhà thầu tư vấn.

Ngoài ra, theo ông Bảy, ban bồi thường giải phóng mặt bằng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên hiện nay cơ cấu tổ chức, biên chế, chính sách, tiền lương thu nhập, đào tạo không đồng đều. Nếu không kiện toàn đơn vị này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu hồi giải phóng mặt bằng.

Nhấn mạnh về các giải pháp thực hiện nhiệm vụ, bà Nguyễn Thị Lệ - Chủ tịch HĐND TP.HCM đề nghị UBND TP.HCM, cụ thể là Sở Tài chính nghiêm túc thực hiện công tác quyết toán dự án.

Theo bà Nguyễn Thị Lệ, việc xây dựng kế hoạch đầu tư công hằng năm xác định nguồn vốn và khả năng chưa sát với yêu cầu nhiệm vụ, dẫn đến phải điều chỉnh hoặc tạm dừng dự án. Do đó, sau khi bố trí vốn thì không giải ngân được, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Lệ đề nghị UBND TP.HCM và các sở ngành cần quan tâm các nhóm vấn đề về bố trí vốn đầu tư công hằng năm; bồi thường, giải phóng mặt bằng; chọn nhà thầu tư vấn.

Theo bà Nguyễn Thị Lệ, TP.HCM đã biết nguyên nhân bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm nhưng chưa quan tâm tháo gỡ dứt điểm. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công không đạt. Về tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư công, cần sự trao đổi ý kiến giữa các sở ngành, đơn vị. Theo bà Lệ, dự án nào được quan tâm thì sẽ được tháo gỡ.

"Tôi cho rằng cần phải tăng kỷ cương. Các địa phương, sở ngành phải thật sự vào cuộc và phối hợp với nhau khi triển khai dự án, tránh tình trạng đẩy qua đẩy lại, đùn đẩy trách nhiệm”, bà Lệ nhấn mạnh.

Trước đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã từng đề nghị cấp ủy địa phương vào cuộc hỗ trợ công tác giải ngân vốn đầu tư công, nhất là khi tỷ lệ giải ngân nhiều dự án đang khá thấp.

Song song đó, Chủ tịch UBND TP.HCM cũng có công văn đề nghị Bí thư Thành ủy Thủ Đức và Bí thư Quận ủy, Huyện ủy 21 quận, huyện quan tâm, phối hợp thực hiện công tác giải ngân vốn đầu tư công bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (gọi tắt là bồi thường) trên địa bàn.

Lý do, kết quả giải ngân vốn đầu tư công của TP.HCM đạt được trong năm 2022 còn nhiều hạn chế, đặc biệt là công tác bồi thường.

Cụ thể, trong năm 2022, TP.HCM có 191 dự án ghi vốn bồi thường với tổng vốn gần 12.000 tỉ đồng nhưng đến nay, số tiền chi đến tay người dân mới hơn 7.800 tỉ đồng, đạt tỷ lệ 65%. Dù UBND TP.HCM và Sở TN-MT có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương nhưng kết quả đạt được chưa cao.

Trong năm 2023, TP.HCM có 136 dự án ghi vốn bồi thường với tổng vốn đầu tư công hơn 20.600 tỉ đồng. "Tính đến thời điểm hiện nay, công tác giải ngân các dự án còn rất thấp, chưa đáp ứng kỳ vọng của Đảng bộ, chỉ tiêu và tiến độ của UBND TP.HCM đề ra", lãnh đạo TP.HCM nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • “Cởi bỏ” lực cản cho doanh nghiệp: Đầu tư công dẫn dắt tăng trưởng

    03:30, 10/06/2023

  • Hải Dương: tháo gỡ khó khăn thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

    06:23, 08/06/2023

  • TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Đẩy mạnh đầu tư công trên cơ sở nào?

    12:00, 04/06/2023

  • Thanh Hóa: Nhiều điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công

    16:38, 02/06/2023

  • Nghệ An “bế tắc” với giải ngân vốn đầu tư công?

    00:30, 31/05/2023

  • KINH TẾ 2023: 6 giải pháp thúc đẩy giải ngân đầu tư công

    11:05, 17/12/2022

  • Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân đầu tư công trong 2023

    22:07, 02/02/2023

  • Nam Định: “Thúc” giải ngân đầu tư công

    01:49, 07/04/2023

Bài và Ảnh: NGÂN GIANG