Thị trường bất động sản có nhiều cơ hội phát triển

GS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân 22/12/2022 11:30

Năm 2023, là năm Quốc hội thông qua các đạo luật cơ bản liên quan đến thị trường bất động sản sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn về mặt pháp lý cho thị trường.

>>> Cơ hội phục hồi cho thị trường địa ốc 2023

Năm 2023, dự báo tình hình kinh tế thế giới có những chuyển biến sau đại dịch, tăng trưởng toàn cầu về cơ bản đang trên đà phục hồi. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 được dự đoán có nhiều khả năng sẽ hồi phục.

Thị trường bất động sản tiếp tục đóng vai trò

Nhu cầu thị trường bất động sản vẫn còn lớn

Thị trường bất động sản tiếp tục đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng và sẽ nhận được sự quan tâm rất lớn của Nhà nước, Chính phủ và các Bộ Ban ngành Trung ương và địa phương. Đây sẽ là trọng tâm chính trong các cơ chế chính sách nhằm phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Giải pháp ngắn hạn

Năm 2023, là năm Quốc hội thông qua các đạo luật cơ bản liên quan đến thị trường BĐS (Luật đất đai, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở...) sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn về mặt pháp lý cho thị trường. Thị trường có nhiều cơ hội để phát triển theo đúng chu kỳ.

Nhu cầu thị trường BĐS vẫn còn lớn, đặc biệt là nhu cầu thực về nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp, thu nhập trung bình. Nhu cầu đầu tư với các BĐS có đủ điều kiện pháp lý vẫn lớn khi các kênh đầu tư khác kém hấp dẫn.

Để giải quyết khó khăn cho thị trường bất động sản cần thực hiện các giải pháp như: Rà soát, xử lý các dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở đang triển khai và đã giao dự án nhưng chưa triển khai để phân loại các dự án được tiếp tục triển khai, các dự án cần tạm dừng, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu, loại hình nhà ở cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và nguồn lực xã hội.

Khẩn trương có kết luận các dự án đã và đang rà soát thủ tục pháp lý để các dự án sớm được triển khai, nhất là các dự án lớn, đẩy nhanh thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, tháo gỡ ngay các vướng mắc khó khăn về pháp lý của các dự án thuộc thẩm quyền của địa phương để tạo cú hích và sự lan tỏa.

Tập trung đẩy mạnh việc chấp thuận chủ trương đầu tư, giao đất cho thuê đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất... nhất là việc xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất để sớm đưa các dự án vào triển khai, tăng nguồn cung cho thị trường.

Tiếp tục mở rộng room tín dụng cho lĩnh vực bất động sản ở mức hợp lý, phù hợp với năng lực tài chính của tổ chức tín dụng và các giải pháp điều hành tiền tệ, tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, trong đó ưu tiên tập trung cho vay các dự án bất động sản sắp hoàn thành, các dự án phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, lao động ở khu công nghiệp và các đối tượng chính sách khác với lãi suất phù hợp và không tính tỷ lệ dư nợ này trong tổng dư nợ cho vay bất động sản bị khống chế.

Ban hành các tiêu chí cho vay đối với các loại bất động sản khác nhau, hạn chế tập trung tín dụng quá nhiều vào các dự án bất động sản, nhà ở cao cấp; tập trung nguồn vốn tín dụng đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại có hiệu quả cao, tiêu thụ tốt, đáp ứng nhu cầu thực của người dân.

Giải pháp dài hạn


Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc lập, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm, phù hợp với quy hoạch kế hoạch xây dựng đô thị và thực tế thị trường BĐS, xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai.

Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát thị trường BĐS. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương trong việc tham gia thẩm định, cấp phép đầu tư các dự án kinh doanh BĐS, bảo đảm thị trường BĐS, nhất là BĐS nhà ở phát triển lành mạnh và cân đối giữa cung và cầu của thị trường.

>>"Bắt mạch" thị trường bất động sản 2023

Tăng trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc thực hiện công tác đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và có kế hoạch. Đây chính là công cụ cốt lõi để kiểm soát quá trình phát triển đô thị, hạn chế các dự án thực hiện tràn lan. Chính quyền địa phương phải xây dựng kế hoạch và chịu trách nhiệm về việc tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây dựng theo kế hoạch do chính mình đề xuất. Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của các Bộ, Ngành liên quan trong lĩnh vực quản lý phát triển đô thị.

Thiết lập hệ thống thông tin về thị trường BĐS thống nhất từ Trung ương tới địa phương, yêu cầu các địa phương và doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo nghiêm túc, tập trung, đầy đủ, kịp thời, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, đồng thời góp phần công khai, minh bạch hoá thị trường BĐS.

Trước mắt cần công bố thông tin về giá thành xây dựng BĐS nhà ở, giá bình quân của BĐS (giá nhà, đất) đã giao dịch thành công trên thị trường, chỉ số đánh giá thị trường BĐS để các đối tượng trong xã hội có thể tham khảo khi quyết định đầu tư.

Nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách, tháo gỡ các vướng mắc của thị trường bất động sản, đồng thời đưa ra dự báo diễn biến thị trường thời gian tới, được sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VnREA) tổ chức Diễn đàn "Dự báo thị trường bất động sản 2023".

Thời gian: 09h00 – 12h00, ngày 23 tháng 12 năm 2022

Địa điểm: Trung tâm Hội nghị quốc tế VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội

Diễn đàn có sự tham gia của Lãnh đạo VCCI, lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, các chuyên gia kinh tế, đại diện các doanh nghiệp bất động sản.

Có thể bạn quan tâm

  • Nội lực và kỳ vọng thị trường bất động sản 2023

    Nội lực và kỳ vọng thị trường bất động sản 2023

    11:00, 21/12/2022

  • Cần điều chỉnh cơ cấu sản phẩm bất động sản

    Cần điều chỉnh cơ cấu sản phẩm bất động sản

    03:51, 21/12/2022

  • Đề xuất mở rộng room tín dụng cho bất động sản

    Đề xuất mở rộng room tín dụng cho bất động sản

    12:53, 20/12/2022

  • Thị trường bất động sản 2023 sẽ “đảo chiều” khởi sắc

    Thị trường bất động sản 2023 sẽ “đảo chiều” khởi sắc

    03:00, 20/12/2022

GS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân