Rào cản phát triển công trình xanh

PGS-TS LÊ TRUNG THÀNH (*) 21/10/2023 12:00

Những năm gần đây Chính phủ và Bộ Xây dựng đặc biệt chú trọng và ưu tiên hàng đầu đối với việc phát triển các “công trình xanh”.

>>> Chi phí đầu tư là rào cản phát triển công trình xanh

Phát triển công trình xanh mục đích đầu tiên hướng đến là tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng hiệu quả, đồng thời tránh sử dụng quá nhiều tài nguyên thiên nhiên. Việc tái chế phế thải từ những ngành công nghiệp, nông nghiệp và thậm chí ngay cả nước thải sinh hoạt sẽ góp phần thúc đẩy phát triển công trình xanh theo hướng bền vững.

Một tiêu chí quan trọng đối với công trình xanh là phải đảm bảo tính tiện nghi, sức khỏe cho người sử dụng. Đồng thời, nâng cao năng suất lao động và hơn thế nữa là nâng cao chất lượng cuộc sống.

N

“Nhà hàng Vedana” công trình của Việt Nam sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện đã được giải thưởng quốc tế

>>> Xu hướng phát triển công trình xanh tại Việt Nam

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm được cho là công trình xanh, tuy nhiên, để đánh giá cần phải có quy chuẩn, tiêu chuẩn, được kiểm tra và chứng nhận từ cơ quan có thẩm quyền.

Việt Nam đã xuất hiện những doanh nghiệp đi đầu trong sản xuất, sử dụng vật liệu có khả năng tiết kiệm năng lượng và cũng vẫn còn những đơn vị chưa cải tiến, chưa sử dụng nguồn vật liệu xanh và đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực có thể vận hành sản xuất vật liệu xanh.

Điểm yếu tại các nhà máy sản xuất vật liệu Việt Nam hiện nay là thiếu các kỹ sư am hiểu công nghệ có khả năng kết nối giữa công nghệ với tính năng sản phẩm hiện tại. Vì vậy, thị trường vật liệu xanh đang có những bước tiến khá chậm, cả về vấn đề nhân lực cũng như về đầu tư cho công nghiệp.

PGS.TS Lê Trung Thành, Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng

PGS.TS Lê Trung Thành, Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng

>>> Thúc đẩy phát triển công trình xanh

Chính phủ và Bộ Xây dựng rất chủ động ban hành các Nghị quyết, có chiến lược vật liệu xây dựng – trong đó nhấn mạnh vấn đề vật liệu xanh, vật liệu tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, có thêm chiến lược phát triển nhà ở, trong đó đã có cả những kế hoạch, hành động.

Chúng ta đã có sự chủ động trong việc đưa ra các định hướng rất tốt. Tuy nhiên, Việt Nam đã vận hành theo cơ chế thị trường rất nhiều năm, cho nên với bản chất là quan hệ cung cầu, khi nhu cầu về công trình xanh tăng lên đòi hỏi nguồn cung cũng phải thích ứng kịp. Trong câu chuyện cung cầu đối với công trình xanh: Đối với người sử dụng cần phải nâng cao nhận thức, phải có sự am hiểu hơn về vật liệu mình cần sử dụng.

Về nguồn cung, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng áp dụng công nghệ đi đầu tuy đã chủ động nhưng chưa toàn diện. Hiện mới chỉ một số doanh nghiệp nhận thức được điều này, số còn lại đang thiếu kiến thức về vật liệu có tính năng cao nên không tránh khỏi dẫn đến rào cản.

Một vấn đề nữa là việc các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đang đề cao tiêu chí kinh tế quá lớn. Nếu chỉ để ý tới yếu tố kinh tế thì tư duy rất khó để chuyển đổi, bởi công trình xanh không chỉ liên quan đến kinh tế mà còn liên quan đến xã hội, đặc biệt là về môi trường.

(*) Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng

Có thể bạn quan tâm

  • Xu hướng phát triển công trình xanh tại Việt Nam

    13:59, 18/10/2023

  • Chi phí đầu tư là rào cản phát triển công trình xanh

    14:20, 18/10/2023

  • TP.HCM đứng đầu cả nước về số lượng công trình xanh

    16:08, 28/09/2023

  • Thúc đẩy phát triển công trình xanh

    20:15, 18/09/2023

PGS-TS LÊ TRUNG THÀNH (*)