Cơ hội hút vốn của BIDV
Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại Vietinbank, Vietcombank và BIDV. Theo các chuyên gia, đây chính là cơ hội để các ngân hàng hút vốn của nhà đầu tư chiến lược …
Trong chiến lược phát triển các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020, đối với các NHTM Nhà nước (không bao gồm Agribank), Chính phủ sẽ tăng vốn điều lệ để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn Basel II, trong đó Nhà nước nắm giữ tối thiểu 65% cổ phần có quyền biểu quyết.
Nợ xấu giảm mạnh
Tính chung 6 tháng đầu năm nay, tổng doanh thu của BIDV là 17.486 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ. Ngoại trừ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư bị lỗ 21 tỷ đồng, các hoạt động kinh doanh khác đều có lãi, trong đó mua bán chứng khoán kinh doanh lãi tới 685 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ năm ngoái; lãi từ hoạt động khác tăng 69% lên 1.596 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 6 tháng đạt 5.037tỷ đồng, tăng trưởng 36,4% so với cùng kỳ năm trước. Với mức lợi nhuận này, BIDV tạm đứng sau Vietcombank (8.071 tỷ đồng), VietinBank (5.265 tỷ đồng) và Techcombank (5.196 tỷ đồng).
Có thể bạn quan tâm
BIDV hỗ trợ gia đình có nạn nhân thiệt mạng trong đợt mưa lũ
09:36, 29/07/2018
Hiện thực hóa ước mơ với thẻ BIDV
08:41, 14/07/2018
BIDV được vinh danh Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam 2018
11:20, 13/07/2018
BIDV tài trợ xây dựng trường Phổ thông Trung học tại Lào
08:19, 02/07/2018
BIDV lần thứ 5 đồng hành với “Hành trình Đỏ”
18:32, 25/06/2018
BIDV với Fintech Challenge Vietnam: Đồng hành để truyền cảm hứng
07:25, 07/06/2018
BIDV nhận hai giải ngân hàng thanh toán và giao dịch tốt nhất Việt Nam
09:01, 31/05/2018
Ưu đãi dịch vụ ngân hàng điện tử BIDV eBanking
08:36, 04/05/2018
BIDV nhận giải dịch vụ ngân hàng điện tử và hệ thống quản lý định danh
07:23, 03/05/2018
BIDV dành 19 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng cá nhân
08:09, 02/05/2018
Bước tiến mới của BIDV trong triển khai Basel II
05:59, 12/04/2018
Đến ngày 30/6/2018, tổng tài sản của BIDV tăng 5,5% so với đầu năm nay, đạt 1,268 triệu tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 7,2% đạt 917.423 tỷ đồng; huy động tiền gửi tăng 12,2% đạt 964.543 tỷ đồng.
Theo báo cáo kiểm toán, tính cuối tháng 6/2018, nợ xấu tuyệt đối của BIDV giảm 225 tỷ đồng so với đầu năm xuống mức 13.838 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 5 giảm 502 tỷ đồng tương đương với 9,6% xuống mức 4.727 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu cũng giảm từ mức 1,62% hồi đầu năm xuống còn 1,49%.
Kiểm soát rủi ro thanh khoản và lãi suất
Để đáp ứng các tiêu chuẩn Basel II, một trong những yếu tố cơ bản bảo đảm sự ổn định, an toàn và phát triển bền vững của BIDV là kiểm soát rủi ro thanh khoản (RRTK) và rủi ro lãi suất (RRLS). Với tầm quan trọng đó, RRTK và RRLS đã được Ban Lãnh đạo BIDV tập trung quản lý tại hội sở chính với việc thiết lập và phân tách 3 chức năng kinh doanh; thẩm định rủi ro, phê duyệt và quản trị.
5.037 tỷ đồng là tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế 6 tháng đầu năm 2018 của BIDV, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
BIDV đã triển khai Dự án xây dựng các công cụ đo lường rủi ro tín dụng hiện đại, giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả toàn bộ chuỗi quy trình tín dụng theo thông lệ tiên tiến từ khâu thẩm định trước khi cho vay đến quản lý sau cho vay, giảm thời gian phê duyệt tín dụng. Đây cũng là căn cứ để xác định lãi suất, phí thu từ khách hàng một cách chính xác dựa trên rủi ro và đặc thù của khách hàng, đồng thời cho phép ước lượng đầy đủ nguy cơ vỡ nợ và mức tổn thất phát sinh.
Vướng mắc khi tăng vốn
Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, để đáp ứng chuẩn Basel II, BIDV phải tăng vốn điều lệ, nhưng ngân hàng này lại đang có nhiều khó khăn về giá và phương thức phát hành. “Với tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước lên tới gần 95,3%, việc tăng vốn của BIDV phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế của Nhà Nước, từ cơ chế về giá đến cơ chế về phương thức phát hành”, ông Hiếu cho biết
Về phương án tăng vốn bằng cách bán cổ phần cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, BIDV cũng gặp rất nhiều khó khăn. Bởi vì khi bán cổ phần cho đối tác, ngân hàng yêu cầu họ phải nắm giữ cổ phần từ 3 đến 5 năm, hỗ trợ ngân hàng về cả mặt quản lý và kỹ thuật nhưng lại muốn bán với giá như giá bán lẻ trên sàn.
Trong trường hợp BIDV không huy động đủ vốn, ngân hàng sẽ phải giảm tài sản có rủi ro nhằm tăng hệ số CAR vì BIDV đã đạt đến giới hạn trong việc huy động vốn cấp 2. Do đó, BIDV sẽ phải tập trung tái cơ cấu khoản vay theo hướng tăng các khoản vay có rủi ro thấp để hỗ trợ hệ số CAR, đồng thời kiểm soát chất lượng tài sản. Tuy nhiên, việc dự đoán chính xác thời điểm nào BIDV tăng đủ vốn để đáp ứng yêu cầu của Basel II là thực sự khó khăn và kết quả đo được nhiều khi phải tính hàng năm vì nó không chỉ phụ thuộc vào kế hoạch tăng vốn của ngân hàng mà còn phụ thuộc phần lớn quyết định của các nhà đầu tư.
Thách thức đáp ứng Basel II Trong số 10 ngân hàng tham gia thí điểm Basel II, Cty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định rằng nhóm NHTMCP tư nhân có khả năng đáp ứng tốt hơn do đã có hệ số CAR cao đáng kể so với mức quy định, như ACB, VIB, Techcombank... Trong khi đó, nhóm NHTMCP nhà nước (Vietcombank, BIDV, VietinBank) sẽ chịu áp lực tăng vốn lớn. Thành công hay thất bại của việc áp dụng tiêu chuẩn mới, theo VCBS, cũng phụ thuộc chủ yếu vào 3 ngân hàng này. Trong đó, VCB có nhiều dư địa hơn do có khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn (phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, đối tác nước ngoài, tăng vốn cấp 2). Mặc dù vậy, quá trình bán vốn nước ngoài đang kéo dài do không thỏa thuận được mức giá. Trong khi đó, BIDV và VietinBank có hệ số CAR đã ở sát ngưỡng quy định (9%) và càng chịu áp lực giảm CAR khi phải trả cổ tức theo đề xuất của Bộ Tài chính. VietinBank đã chạm trần sở hữu để huy động vốn nước ngoài, trong khi BIDV không còn dư địa để tăng vốn cấp 2. Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các ngân hàng vẫn đang áp dụng biện pháp ngắn hạn là tăng vốn cấp 2 bằng phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ giúp các ngân hàng giải quyết tình thế trong 1-2 năm và khiến chi phí vốn tại các ngân hàng phát hành chịu áp lực tăng, do lãi suất trái phiếu cao hơn 1-2% lãi suất huy động thông thường. Theo Basel II, vốn đầu tư vào trái phiếu cấp 2 của các ngân hàng sẽ bị loại khi tính vốn tự có. Trong khi đó, thống kê sơ bộ cho thấy gần 50% lượng trái phiếu cấp 2 phát hành được mua bởi các ngân hàng. Do đó, với quy định mới này, việc phát hành trái phiếu cho các định chế có thể gặp khó khăn hơn, khiến cạnh tranh huy động vốn bằng trái phiếu ngày càng cao, từ đó gây áp lực lên chi phí vốn của các ngân hàng phát hành trái phiếu. |