Cuộc đua gọi dòng tiền nhàn rỗi

Theo ĐTCK 27/03/2019 09:40

Trong cuộc làm việc với nhóm các chuyên gia, nguyên lãnh đạo một NHTM lớn tại Việt Nam đặt câu hỏi: Vì sao thanh khoản các ngân hàng không thiếu, nhưng lãi suất huy động lại được duy trì mặt bằng cao?

Có nhiều ý kiến được đưa ra, nhưng vị này cho rằng, còn một yếu tố cần tính đến, là ngân hàng chịu sức ép từ mức lãi suất cao của các doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

etwr

Ngân hàng đang chịu sức ép từ mức lãi suất cao của các doanh nghiệp phát hành trái phiếu

Trái phiếu: Mặt bằng lãi suất hấp dẫn hơn

Báo cáo hoạt động tuần của Ngân hàng Nhà nước giữa tháng 3/2019 cho thấy, mức lãi suất huy động bằng VND phổ biến từ 0,5-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5-5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,5-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; 6,6-7,3%/năm đối với kỳ hạn gửi trên 12 tháng.

Đây là mức lãi suất phổ biến đã được cập nhật nhiều tháng qua trên website của Ngân hàng Nhà nước, cũng là mức lãi suất được các ngân hàng thương mại công bố. Tuy nhiên, nếu lựa chọn các hình thức khác và tùy thuộc quy mô tiền gửi, mức lãi suất thực nhận của khách hàng có thể cao hơn nhiều.

Có thể bạn quan tâm

  • “Nâng đời” trái phiếu doanh nghiệp

    “Nâng đời” trái phiếu doanh nghiệp

    11:01, 11/03/2019

  • Lại

    Lại "nóng" chuyện phát hành trái phiếu doanh nghiệp

    11:20, 19/04/2018

  • Ngân hàng không được mua trái phiếu doanh nghiệp để cơ cấu nợ

    Ngân hàng không được mua trái phiếu doanh nghiệp để cơ cấu nợ

    11:10, 01/11/2017

  • Phát hành trái phiếu doanh nghiệp mới chỉ dành cho các “ông lớn”

    Phát hành trái phiếu doanh nghiệp mới chỉ dành cho các “ông lớn”

    10:39, 09/09/2017

  • Khắc phục tình trạng “chợ chiều” của thị trường trái phiếu doanh nghiệp

    Khắc phục tình trạng “chợ chiều” của thị trường trái phiếu doanh nghiệp

    03:45, 30/08/2017

  • Lộ trình mới phát triển trái phiếu doanh nghiệp

    Lộ trình mới phát triển trái phiếu doanh nghiệp

    05:21, 19/08/2017

Trong đó: gửi tiết kiệm online cao hơn so với gửi tiết kiệm trực tiếp tại quầy (với kỳ hạn tương đương); nhà đầu tư có số tiền lớn hơn (có ngân hàng quy định mức gửi từ 2 tỷ đồng trở lên), lựa chọn hình thức mua chứng chỉ tiền gửi thay vì gửi tiết kiệm, với kỳ hạn dài hơn (từ 18 tháng trở lên) có thể đạt mức lãi suất gần 9%/năm tại một số ngân hàng.

Như tại Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB), hiện tại, với số tiền từ 2 tỷ đồng trở lên, khách hàng có thể nhận lãi suất 8,7%/năm cho kỳ hạn 18 tháng; 88%/năm cho kỳ hạn 24 tháng và 8,9%/năm cho kỳ hạn 36 tháng. 

Ngân hàng đang bị cạnh tranh bởi trái phiếu doanh nghiệp

Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2018 của Tập đoàn Vingroup - CTCP cho thấy, tính đến cuối năm 2018, tổng giá trị vay thông qua huy động trái phiếu là 51.520 tỷ đồng. Trong đó, với các khoản trái phiếu huy động bằng đồng Việt Nam, mức lãi suất phổ thông bằng lãi suất huy động tiết kiệm trung bình kỳ hạn 12 tháng trả sau cộng biên độ 3-5%/năm.

Tại Công ty cổ phần Tập đoàn Masan, báo cáo tài chính hợp nhất công ty này phản ánh, cuối năm 2018, Masan có hơn 15.000 tỷ đồng vay vốn trái phiếu thường. Trong đó, có khoản trái phiếu đồng Việt Nam lãi suất cố định 8%/năm cho năm đầu tiên, lãi suất các năm sau đó bằng lãi tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng được chọn cộng 3%/năm; có khoản trái phiếu kỳ hạn 2 năm lãi suất cố định 9,5%/năm; có khoản lãi suất cố định 10%/năm cho năm đầu tiên và lãi suất các năm sau đó bằng lãi suất kỳ hạn 12 tháng cộng 3,25%/năm…

Tại Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland), các khoản trái phiếu doanh nghiệp với tổng giá trị hơn 13.000 tỷ đồng được trả lãi khá cao, trong đó có trái phiếu 2 kỳ trả lãi đầu tiên có lãi suất 10,9%/năm, các kỳ sau được áp dụng bằng lãi suất tham chiếu cộng 4,5%/năm…

Đó chỉ là một số doanh nghiệp lớn lựa chọn phát hành trái phiếu để huy động vốn bên cạnh việc vay vốn ngân hàng. Trên thực tế, không ít doanh nghiệp khác có mức lãi suất huy động trái phiếu cao hơn.

Rõ ràng, với mức lãi suất trái phiếu cao hơn lãi suất ngân hàng như vậy, nếu có bảo lãnh thanh khoản (nhà đầu tư được quyền bán lại bất kỳ lúc nào, với sự bảo lãnh của bên thứ ba) và được hưởng nguyên lãi suất tương ứng với thời gian nắm giữ, trái phiếu doanh nghiệp trở nên cạnh tranh hơn so với tiền gửi ngân hàng. Đây chính là một trong những cạnh tranh đầu vào lớn của các ngân hàng thương mại.

Báo cáo của các công ty niêm yết cho thấy, không ít công ty có khoản tiền nhàn rỗi lựa chọn mua trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh thanh toán bởi ngân hàng, thay cho gửi tiền tại các ngân hàng thương mại.

Các công ty chứng khoán đang dần hoạt động với vai trò lớn hơn là các môi giới chứng khoán thông thường, khi họ đóng vai trò không chỉ là đơn vị tư vấn phát hành, mà còn làm đại lý giao dịch cho các nhà đầu tư phát hành trái phiếu bảo lãnh thanh khoản.

Trở lại với câu chuyện của nguyên lãnh đạo một ngân hàng lớn, vị này cho biết, tại ngân hàng nơi ông vừa rời đi (từ cuối năm 2018), dù chưa bị tác động lớn từ làn sóng trái phiếu doanh nghiệp, nhưng đã cảm nhận được sức nóng cạnh tranh khi một số khách hàng tầm trung bắt đầu chuyển qua mua trái phiếu, thay vì gửi tiền tại ngân hàng.

“Các khách hàng lớn đang dần quen với mặt bằng lãi suất cao hơn từ công cụ trái phiếu, được thiết kế ưu việt hơn so với tiền gửi có kỳ hạn. Đây là một sức ép mà ngân hàng phải đối mặt và có lẽ sẽ tăng ngày một lớn trong tương lai gần”, ông nói.

Theo ĐTCK