Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại Chi nhánh BIDV Yangon

Hà Phương 19/12/2019 09:53

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Myanmar, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam cùng đoàn công tác đã đến thăm Chi nhánh BIDV Yangon.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm việc với CBNV BIDV tại

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm việc với CBNV BIDV tại BIDV Yangon

Báo cáo với Thủ tướng, ông Phan Đức Tú- Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết, là Ngân hàng Việt Nam tiên phong trong hoạt động đầu tư hải ngoại, BIDV đang có hiện diện và hoạt động tại 06 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Myanmar, Lào, Campuchia là 3 địa bàn trọng điểm có quy mô đầu tư lớn nhất. Riêng tại Myanmar, BIDV đã mở VPĐD từ năm 2010.

Năm 2016, Chi nhánh BIDV Yangon được cấp phép hoạt động, đánh dấu sự tham gia chính thức và sâu rộng vào hệ thống tài chính ngân hàng của BIDV tại Myanmar. Hoạt động của BIDV tại thị trường Myanmar không chỉ hỗ trợ phát triển mối quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại, du lịch giữa 2 nước mà còn cung cấp nhiều dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại cho thị trường Myanmar.

Đến cuối năm 2019, Chi nhánh BIDV Yangon có tổng tài sản đạt trên 120 triệu USD với gần 200 khách hàng tổ chức và doanh nghiệp. Toàn bộ các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động kinh doanh thực tế tại địa bàn đều đã trở thành khách hàng của Chi nhánh. Huy động vốn đạt ~34 triệu USD, dư nợ cho vay đạt ~ 50 triệu USD, LNTT đạt ~ 1.5 triệu USD.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Chi nhánh cũng tích cực triển khai tiếp xúc, gặp gỡ và tư vấn cho nhiều lượt doanh nghiệp Việt Nam sang tìm hiểu thông tin và tìm kiếm cơ hội đầu tư. Khoảng 3/4 doanh nghiệp Việt nam có hiện diện tại Myanmar đã được Chi nhánh BIDV Yangon tư vấn về môi trường đầu tư, quy định pháp lý hoặc giới thiệu đối tác bản địa tiềm năng để triển khai hoặc mở rộng đầu tư tại Myanmar. BIDV Yangon còn được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giao là đầu mối hỗ trợ kết nối hợp tác giữa NHTW Myanmar và NHNN Việt Nam trong các chương trình hợp tác chính thức.

Tại buổi làm việc, BIDV đã đề xuất một số kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động và định hướng mô hình phát triển theo hướng ngân hàng con của Chi nhánh BIDV Yangon trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

  • BIDV hoàn thành chi trả cổ tức cho cổ đông 2 năm 2017, 2018

    BIDV hoàn thành chi trả cổ tức cho cổ đông 2 năm 2017, 2018

    11:33, 13/12/2019

  • BIDV được công nhận đạt chuẩn Basel II trước thời hạn

    BIDV được công nhận đạt chuẩn Basel II trước thời hạn

    16:32, 11/12/2019

  • BIDV hỗ trợ vốn giá rẻ cho DNNVV

    BIDV hỗ trợ vốn giá rẻ cho DNNVV

    09:49, 11/12/2019

  • BIDV tặng thưởng 500 triệu đồng cho Đội tuyển bóng đá nữ vô địch SEA Games 30

    BIDV tặng thưởng 500 triệu đồng cho Đội tuyển bóng đá nữ vô địch SEA Games 30

    22:13, 08/12/2019

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ghi nhận và biểu dương những kết quả đạt được của Chi nhánh BIDV Yangon. Bên cạnh hoạt động hiệu quả ngay từ năm đầu tiên, Chi nhánh còn đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch và đầu tư giữa 2 quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại thị trường Myanmar. Thủ tướng đề nghị, Chi nhánh BIDV Yangon hoạt động kinh doanh phải tuân thủ luật pháp, tôn trọng tập quán kinh doanh của nước sở tại, tiếp tục nỗ lực hoạt động hiệu quả, phát huy lợi thế là ngân hàng Việt Nam đầu tiên mở chi nhánh tại Myanmar, là hình mẫu cho quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp 2 nước.

Tiếp thu ý  kiến chỉ đạo của Thủ tướng, BIDV cam kết sẽ nỗ lực hơn nữa kinh doanh hiệu quả, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp Việt nam tại Myanmar để cùng cộng đồng doanh nghiệp góp phần bồi đắp mối quan hệ hợp tác giữa 2 nền kinh tế.

Hiện có trên 230 doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động kinh doanh tại Myanmar. Việt Nam đang có 25 dự án FDI đầu tư trực tiếp vào Myanmar, với tổng số vốn đầu tư đạt 2,16 tỷ USD. Việt Nam đứng thứ 7 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào đất nước này. Hiện tại, Myanmar chưa phải là thị trường khó tính cũng như chưa có các rào cản kỹ thuật cao đối với hàng hóa nhập khẩu, nhiều lĩnh vực sản xuất, hàng hóa còn dư địa phát triển.

Bên cạnh đó, các sản phẩm nhập khẩu từ Myanmar về Việt Nam còn được hưởng ưu đãi thuế trong nội khối ASEAN. Những mặt hàng và dịch vụ thị trường này có nhu cầu từ Việt Nam là sản phẩm và thiết bị điện, thực phẩm và nguyên liệu chế biến thực phẩm, hàng điện tử và điện gia dụng, công nghệ thông tin, viễn thông… Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng khi tham gia đầu tư, kinh doanh tại thị trường Myanmar.

Hà Phương