Nhầm lẫn thương hiệu OCB, khách hàng mất tiền tỷ cho đầu tư tiền ảo

LÊ MỸ 03/10/2020 14:56

Thương hiệu "Ngân hàng TMCP Phương Đông" (OCB) không phải là thương hiệu "Tập đoàn Tài chính OCB", song nhiều khách hàng đã bị "câu dụ" vì tin đây là sản phẩm của ngân hàng.

Thời gian qua, một số trang tin điện tử liên tục đăng tải thông tin về vụ việc Đầu tư tiền ảo vào Tập đoàn tài chính OCB” và đã có nhiều cá nhân, khách hàng “sập bẫy” mất hàng chục tỷ đồng; trong đó đề cập đến những cái tên: OCB life, OCB Lending, OCB Master, Tập đoàn tài chính đa quốc gia OCB life (IEO Of Blockmax)…

Một trang quảng cáo về OCB Life Group OCB với OCB Blockmax trên thị trường crypto khiến khách hàng nhầm lẫn đây là nhãn hiệu Tập đoàn thuộc hoặc liên quan đến Ngân hàng Phương Đông (OCB)

Một trang quảng cáo về OCB Life Group OCB với OCB Blockmax trên thị trường crypto khiến khách hàng nhầm lẫn đây là nhãn hiệu Tập đoàn thuộc hoặc liên quan đến Ngân hàng Phương Đông (OCB)

Đại diện Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) cho biết việc các tổ chức nói trên gắn “Nhãn OCB” để sử dụng đã gây nhầm lẫn với thương hiệu OCB” của Ngân hàng TMCP Phương Đông. Sự việc quảng bá này có dấu hiệu bất minh, vi phạm các quy định liên quan đến việc bảo hộ thương hiệu được đăng ký, ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của Ngân hàng, do vậy Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), khẳng định: Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) không liên quan đến Tập đoàn tài chính OCB cùng các tên gọi khác được đề cập như: OCB life, OCB Lending, OCB Master, Tập đoàn tài chính đa quốc gia OCB life…

Cũng theo đại diện OCB, thương hiệu của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã được đăng ký bảo hộ theo quy định, với tên tiếng Việt là Ngân hàng TMCP Phương Đông; Tên tiếng Anh: Orient Commercial Joint Stock Bank; Tên viết tắt là OCB; Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, số 223757. 

Ngân hàng Phương Đông (OCB) khẳng định không liên quan Tập đoàn Tài chính OCB Life. Trên thực tế nếu khách hàng thận trọng xem xét sẽ thấy nhận diện thương hiệu, nhãn hiệu của Ngân hàng OCB khác hẳn với nhãn hiệu gắn cùng các sản phẩm đầu tư ảo

Ngân hàng Phương Đông (OCB) khẳng định không liên quan Tập đoàn Tài chính OCB Life. Trên thực tế nếu khách hàng thận trọng xem xét sẽ thấy nhận diện thương hiệu, nhãn hiệu của Ngân hàng OCB khác hẳn với nhãn hiệu gắn cùng các sản phẩm đầu tư ảo

OCB cũng nhấn mạnh các hoạt động của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công nhận và chứng nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền. OCB luôn được đánh giá là Ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, uy tín hàng đầu với tốc độ tăng trưởng bền vững và hiệu quả. Hoạt động trên nền tảng quản trị chuẩn mực và tiên tiến, là một trong những Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoàn thành các hạng mục dự án Quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II, được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Quốc tế - Moody’s đánh giá và nâng bậc xếp hạng tín nhiệm lên Ba3, mức cao nhất tại Việt Nam hiện nay.

 "Việc cá nhân, tổ chức khác sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu được Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đăng ký bảo hộ mà chưa được Ngân hàng chấp thuận là trái các quy định pháp luật. Để bảo vệ hình ảnh, thương hiệu và quyền lợi của Ngân hàng, OCB sẽ yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền thanh tra làm rõ, thậm chí thực hiện các thủ tục tố tụng theo quy định, buộc các cá nhân, tổ chức vi phạm phải chấm dứt việc này. Trường hợp, các hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại đến OCB và Khách hàng chính thống của OCB, OCB sẽ thực hiện tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền về hành vi lợi dụng hình ảnh, thương hiệu gây nhầm lẫn để lừa đảo, trục lợi", đại diện OCB cho biết.

Đây không phải lần đầu thị trường xuất hiện tình trạng nhầm lẫn thương hiệu doanh nghiệp do sự vô tình hoặc cố ý xâm hại nhãn hiệu, mượn danh nhãn hiệu có mục đích của một bên khác. Theo đó, nhiều khách hàng không kiểm tra chính xác thông tin, ra các quyết định đầu tư sai lầm và dẫn đến các vụ kiện cáo, lừa đảo mất tiền hàng trăm triệu đến hàng tỷ, hàng chục tỷ đồng. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến trong 2 năm qua đặc biệt ở lĩnh vực địa ốc. Điển hình là sự xuất hiện của thương hiệu City Land mà công ty địa ốc Bình Dương sử dụng, gây nhầm lẫn với thương hiệu Cityland của Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc có trụ sở tại TP HCM. Hàng trăm khách hàng đã sập bẫy mua sản phẩm dự án "ma", không đủ pháp lý của City Land Bình Dương dẫn đến khách hàng kéo nhau tới trụ sở Cityland TP Hồ Chí Minh biểu tình đòi nợ. Bên bị xâm hại thương hiệu đã phải phát đi Thông báo phản ánh và cảnh báo khách hàng về sự nhầm lẫn này.

Với trường hợp của OCB, sự lạm dụng nhãn hiệu ngân hàng để gắn cho các Tập đoàn Tài chính với các sản phẩm đầu tư trên không gian mạng đồng thời cũng cảnh báo khách hàng cần thận trọng để tránh nguy cơ nhầm lẫn thương hiệu trong thời buổi bùng phát các sản phẩm đầu tư tiền ảo. Đây không hẳn là trường hợp đầu tiên trong lĩnh vực tài chính ngân hàng bị "mượn" thương hiệu, và có thể cũng không phải là trường hợp cuối cùng.

Có thể bạn quan tâm

  • OCB vào Top 10 ngân hàng uy tín năm 2020

    OCB vào Top 10 ngân hàng uy tín năm 2020

    15:22, 17/09/2020

  • OCB tung chuỗi ưu đãi thanh toán đồng hành cùng doanh nghiệp

    OCB tung chuỗi ưu đãi thanh toán đồng hành cùng doanh nghiệp

    06:00, 02/09/2020

  • OCB mở rộng mạng lưới hoạt động

    OCB mở rộng mạng lưới hoạt động

    14:29, 14/08/2020

  • OCB

    OCB "tiếp sức" doanh nghiệp Việt

    06:48, 06/08/2020

LÊ MỸ