Ngân hàng cần cơ chế cứu trợ miền Trung

HÀ ANH 03/11/2020 11:30

NHNN vừa yêu cầu các TCTD rà soát, tổng hợp thiệt hại của các khách hàng bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn.

 Rất cần sự vào cuộc ngay của ngành ngân hàng hỗ trợ khắc phục hậu quả do mưa lũ. Ảnh: Q.Tuấn

Rất cần sự vào cuộc ngay của ngành ngân hàng hỗ trợ khắc phục hậu quả do mưa lũ. Ảnh: Q.Tuấn

Theo các chuyên gia, chỉ đạo nói trên của NHNN là rất kịp thời, song vẫn cần cơ chế thực thi và giám sát để tránh tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.

Ngân hàng vào cuộc

Mưa lũ lớn kéo dài trên diện rộng tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên trong thời gian qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân khu vực này. Do đó, rất cần sự vào cuộc ngay của ngành ngân hàng hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả do mưa lũ.

Theo Nghị định 116/2018/NĐ-CP, trường hợp khách hàng bị thiệt hại về vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay do hậu quả thiên tai, dịch bệnh... được các TCTD đánh giá chưa có khả năng hoặc không có khả năng trả nợ, UBND tỉnh, thành phố tổng hợp, đánh giá cụ thể thiệt hại, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, NHNN, Bộ Tài chính để được xem xét khoanh nợ không tính lãi đối với dư nợ bị thiệt hại; thời gian khoanh nợ tối đa là 2 năm... Các khoản nợ khoanh được giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại trước khi thực hiện khoanh nợ.

NHNN

NHNN đã yêu cầu các TCTD rà soát, tổng hợp thiệt hại của các khách hàng bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn.

Cần hỗ trợ nguồn vốn giá rẻ

Hiện bản thân các ngân hàng cũng chịu nhiều thiệt hại do mưa lũ. Chưa kể, rủi ro nợ xấu cũng có xu hướng tăng cao do khách hàng gặp khó khăn. Nợ xấu tăng sẽ buộc ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro, từ đó sẽ làm hạn chế khả năng giảm lãi suất cho vay.

Bởi vậy, giới chuyên gia kiến nghị, NHNN nên cho phép các ngân hàng được giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ vì rủi ro mưa lũ vừa qua, tương tự như việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với những khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Điều này một mặt có thể ngăn ngừa nợ xấu gia tăng, mặt khác cũng tạo điều kiện cho các ngân hàng tiết giảm chi phí để giảm lãi vay cho người dân, doanh nghiệp.

NHNN cũng nên có cơ chế hỗ trợ nguồn vốn giá rẻ. Thậm chí, Chính phủ nên cân nhắc cấp bù lãi suất để các ngân hàng cho vay với lãi suất thấp đối với các doanh nghiệp, người dân miền Trung bị thiệt hại”, một chuyên gia đề xuất và nhấn mạnh, NHNN cần có cơ chế giám sát chặt chẽ để tránh việc trục lợi chính sách.

Có thể bạn quan tâm

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Xuất cấp bổ sung 6.500 tấn gạo cho 4 tỉnh miền Trung

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Xuất cấp bổ sung 6.500 tấn gạo cho 4 tỉnh miền Trung

    20:41, 27/10/2020

  • ADB đang xem xét khởi động Gói quỹ hỗ trợ khẩn cấp 3 triệu USD cho miền Trung

    ADB đang xem xét khởi động Gói quỹ hỗ trợ khẩn cấp 3 triệu USD cho miền Trung

    15:50, 27/10/2020

  • Quỹ Từ thiện Hành Trình Xanh và NCB chung tay cùng miền Trung vượt qua khó khăn

    Quỹ Từ thiện Hành Trình Xanh và NCB chung tay cùng miền Trung vượt qua khó khăn

    10:55, 26/10/2020

  • Lũ lụt miền Trung: Thiên tai hay nhân họa?

    Lũ lụt miền Trung: Thiên tai hay nhân họa?

    11:05, 22/10/2020

HÀ ANH