Kienlongbank "thay máu"?

LÊ MỸ 27/11/2020 06:30

Sau thông báo về việc chốt danh sách cổ đông để Đại hội bất thường bầu nhân sự mới trong HĐQT, những giao dịch thỏa thuận đã hé lộ khả năng "thay máu" tại Kienlongbank.

Giao dịch thỏa thuận trong các phiên từ cuối tháng 10 kéo dài cho đến 20/11/2020, đã ghi nhận khoảng 40% lượng cổ phiếu lưu hành của KLB – Ngân hàng TMCP Kiên Long (UpCOM) được sang tay.

KLB đang là tâm điểm chú ý của đợt chuyển nhượng cổ phiếu khủng

KLB đang là tâm điểm chú ý của đợt chuyển nhượng cổ phiếu khủng

Cụ thể ở đợt giao dịch đầu tiên, liên tiếp 6 phiên từ 29/10-10/11, hơn 87 triệu cổ phiếu tương đương 27% vốn cổ phần KLB đã được thỏa thuận thành công. Khoảng 13% trên lượng vốn KLB lưu hành, tiếp tục được giao dịch trong các phiên còn lại tương đương khoảng 41 triệu cổ phiếu KLB được chuyển giao. Theo đó, tổng khối lượng hơn 128 triệu cổ phiếu KLB qua giao dịch với tổng giá trị khoảng 1.750 tỷ đồng đã đổi chủ - giá trị dựa trên ước tính mức giá cổ phiếu KLB đã dao động trong khoảng thời gian này từ 12.000 đồng-12.600 đồng/ cổ phiếu.

Sau đợt giao dịch, KLB tiếp tục giữ được mức xanh với tăng nhẹ qua các phiên liền kề từ 0,80%-1,50%/ phiên, đưa giá cổ phiếu lên mức cao nhất tại phiên 25/11 đạt 13.200đ/cp. Đây cũng là mức giá thể hiện đà tăng tích cực của KLB, ghi nhận tròn 1 tháng cổ phiếu ngân hàng này duy trì xanh lá và chỉ có 2 phiên giảm, 2 phiên đứng giá – một tương quan giao dịch ngoạn mục và khá đặc biệt so với chính KLB nhưng lại không là ngoại lệ trong một thị trường nhiều mã cổ phiếu, đặc biệt khối ngân hàng đã đua nhau tăng giá thời gian qua.

Dù vậy, với chính KLB, giao dịch sang tay khối lượng lớn cổ phiếu gần chiếm 1 nửa vốn hóa ngân hàng, đi kèm là thông báo sẽ chốt danh sách cổ đông vào 16h30 ngày 11/12/2020 để thực hiện việc ứng cử, đề cử nhân sự bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018-2022 và tham dự họp Đại hội đồng cổ đông bất thường Kienlongbank năm 2021, dự kiến tổ chức vào tháng 1 năm tới. Điều này có thể dẫn đến những lối ngỏ nhất định về việc có “nhân tố mới” xuất hiện tại KLB.

Sắc xanh kéo dài của cổ phiếu KLB

Sắc xanh kéo dài của cổ phiếu KLB

Theo thông báo của ngân hàng này, số lượng thành viên dự kiến bầu bổ sung vào HĐQT KLB nhiệm kỳ mới tối đa là 2 thành viên. Một điều chắc chắn là với nhà đầu tư hoặc nhóm nhà đầu tư đã bỏ gần 2 nghìn tỷ đồng để sang nhượng sở hữu khối lượng cổ phiếu khổng lồ của ngân hàng, sẽ không thể vắng mặt hoặc thiếu vắng đại diện trong kỳ họp có tính quan trọng, đặc biệt là quyền chi phối, biểu quyết các vấn đề quan trọng của KLB tại HĐQT nhiệm kỳ tới.

Thị trường hiện tại đang đồn đoán nhân tố mới có liên quan đến thương vụ giao dịch khối lượng cổ phiếu KLB nói trên, có thể đến từ một đại gia đất Bắc và có liên quan đến ông Võ Quốc Lợi, con của cựu Chủ tịch HĐQT Võ Quốc Thắng. Hiện tại ở KLB, theo cơ cấu sở hữu chưa cập nhật các giao dịch mới, ông Võ Quốc Lợi đang là cổ đông thứ hai sau một cổ đông cá nhân, nắm 4,74% cổ phần KLB và chưa phải là cổ đông lớn. Tuy nhiên, ông Lợi ở năm 2018 đã chọn doanh nghiệp thay cho ngân hàng. Chưa có cơ sở để kiểm chứng đồn đoán này và khả năng ông Lợi hoặc người có liên quan chuyển hướng nắm KLB. 

Lưu ý là theo quy định của Luật các TCTD, cổ đông cá nhân sẽ chỉ được nắm cổ phiếu ngân hàng tối đa 5%, và nhóm cổ đông tổ chức không được sở hữu quá 15% trừ một số trường hợp cụ thể; còn cổ đông và người có liên quan cổ đông cũng không được sở hữu quá 20% cổ phần tại một TCTD. Do đó, trường hợp các nhà đầu tư mới sở hữu gần 40% cổ phần KLB từ giao dịch nói trên, nếu có xuất hiện với đại diện lá phiếu biểu quyết ứng cử HĐQT mới, thì tỷ lệ sở hữu này cũng khó thể hiện rõ liên quan và nhất định phải chia tách.

Có thể bạn quan tâm

  • Kienlongbank sẽ tổ chức đại hội cổ đông bất thường đầu năm 2021

    Kienlongbank sẽ tổ chức đại hội cổ đông bất thường đầu năm 2021

    16:04, 23/11/2020

  • Kienlongbank 25 năm: Sinh nhật Vàng - Giải pháp bảo vệ sức khỏe Vàng

    Kienlongbank 25 năm: Sinh nhật Vàng - Giải pháp bảo vệ sức khỏe Vàng

    11:07, 07/10/2020

  • Nợ xấu của KienlongBank “phình to” vì đâu?

    Nợ xấu của KienlongBank “phình to” vì đâu?

    04:30, 06/10/2020

LÊ MỸ