Kéo dài thời gian trích lập xử lý nợ

THUẬN HÓA 14/01/2021 16:35

Theo Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú, NHNN có thể sẽ sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN theo hướng kéo dài thời gian trích lập xử lý các khoản nợ.

 Nhiều doanh nghiệp cho biết vẫn chưa tiếp cận được gói hỗ trợ tín dụng theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN.

Nhiều doanh nghiệp cho biết vẫn chưa tiếp cận được gói hỗ trợ tín dụng theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN

Ông Đào Minh Tú cho biết: “Ngay từ đầu soạn thảo Thông 01/2020/TT-NHNN, chúng tôi cũng không nghĩ thời gian sẽ kéo dài đến thế. Tuy nhiên đến nay khi Thông tư này hết hiệu lực, các ý kiến vẫn đang rất khác nhau và NHNN đang trình Thủ tướng Chính phủ nội dung sửa đổi Thông tư theo hướng hỗ trợ cho doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi dựa vào nguồn lực của các TCTD”.

Chia sẻ thêm thông tin, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ NHNN cho biết, đến nay, ngành ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ khoảng 270 nghìn khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với dư nợ gần 335 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 600 nghìn khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng, đặc biệt các TCTD đã cho vay mới lãi suất ưu đãi (thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch) với doanh số lũy kế từ 23/1/2020 đến nay đạt hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho hơn 400 nghìn khách hàng...

Qua theo dõi, khối lượng khách hàng được cơ cấu theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN đang có tín hiệu giảm xuống, có dữ liệu phục hồi. Trong sản xuất kinh doanh, nhiều khách hàng đã được cơ cấu nợ, nay có tín hiệu phục hồi và trả nợ, đây là một trong những yếu tố quan trọng chỉ hướng sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN”, ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết.

Kéo dài thời gian xử lý nợ, khấu haop/trích lập dự phòng cũng là một giải pháp giảm áp lực tạm thời cho doanh nghiệpcủa các

Kéo dài thời gian xử lý nợ, khấu hao trích lập dự phòng cũng là một giải pháp giảm áp lực tạm thời cho doanh nghiệp

Một thông tin mà ông Đào Minh Tú chia sẻ, đang được cân nhắc có thể xuất hiện trong Thông tư 01/2020/TT-NHNN sửa đổi, là trọng tâm về cơ cấu các khoản nợ, thời gian, thời điểm, đối tượng. “Có thể kéo dài thời gian trích lập xử lý các khoản nợ khoảng 3 năm để hỗ trợ doanh nghiệp cơ cấu, ngân hàng đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống”, Phó Thống đốc khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

  • HoREA: Nợ xấu bất động sản trên địa bàn TP.HCM vẫn trong ngưỡng an toàn

    HoREA: Nợ xấu bất động sản trên địa bàn TP.HCM vẫn trong ngưỡng an toàn

    11:00, 17/11/2020

  • Xử lý nợ xấu ngân hàng (Kỳ IV): Cần sớm luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14

    Xử lý nợ xấu ngân hàng (Kỳ IV): Cần sớm luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14

    05:30, 07/11/2020

  • Nợ xấu của 03 ngân hàng 0 đồng tiếp tục tăng cao?

    Nợ xấu của 03 ngân hàng 0 đồng tiếp tục tăng cao?

    17:37, 14/10/2020

  • Gỡ

    Gỡ "nút thắt" thị trường mua bán nợ xấu

    04:30, 12/10/2020

  • Bức tranh lợi nhuận ngân hàng: Gam màu xám từ trích lập dự phòng

    Bức tranh lợi nhuận ngân hàng: Gam màu xám từ trích lập dự phòng

    16:00, 02/09/2020

  • Các ngân hàng đang trích lập dự phòng rủi ro ra sao?

    Các ngân hàng đang trích lập dự phòng rủi ro ra sao?

    15:30, 12/08/2020

THUẬN HÓA