“Chúng tôi tha thiết mong được nới thời hạn cơ cấu nợ”

LÊ MỸ 15/07/2021 15:50

Dù Thông tư 03/2021/TT-NHNN có hiệu lực chưa lâu, nhưng nhiều doanh nghiệp lại mong tiếp tục sửa đổi Thông tư này.

Sở dĩ các doanh nghiệp mong muốn như vậy do Thông tư này đã bộc lộ nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp cho rằng còn bất cập và ít thiết thực.

Quy định cứng nhắc

Theo quy định Thông tư 03, các doanh nghiệp sẽ chỉ có thời gian 12 tháng để được cơ cấu nợ. Ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc Công ty X.E Việt Nam chia sẻ với báo giới, đây là quy định làm khó cho doanh nghiệp, bởi họ chỉ được tạm ngưng trả nợ một thời gian nhưng áp lực tăng ngay sau đó.

Chúng tôi có nghe ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phân tích, hoãn thuế lúc này là tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhưng thuế nợ dồn phải đóng sau đó. Điều này cũng giống như ngân hàng cơ cấu lại nợ, khi không giãn nợ nữa, thì nợ xấu ngân hàng sẽ tự động tăng. Không ai dự đoán được COVID-19 sẽ diễn biến ra sao nên các quy định Nhà nước không nên đặt những mốc “cứng” về hỗ trợ doanh nghiệp”, ông Nguyễn Linh – Giám đốc một Công ty Du lịch nói.

Mong sửa như thế nào?

Theo ông Nguyễn Linh, thời gian để cơ cấu nợ cho doanh nghiệp cần được nâng lên 24 tháng, thậm chí hơn hoặc linh hoạt mở trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện tại, và hàng loạt doanh nghiệp đã bị quật ngã, khó đứng dậy.

Nhiều địa phương áp dụng giãn cách xã hội, đã tạm dừng hoạt động xe khách, taxi...

Nhiều địa phương áp dụng giãn cách xã hội, đã tạm dừng hoạt động xe khách, taxi...

Ông Mạc Quốc Anh, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội nêu 9 đề xuất tại Tọa đàm do DĐDN tổ chức với chủ đề “Hợp tác doanh nghiệp và báo chí trong môi trường biến đổi”. Trong đó, ông Mạc Quốc Anh cho rằng NHNN cần sớm có chỉ đạo rà soát khó khăn của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19, trên cơ sở các khoản nợ đến kỳ hạn phải trả gốc, trả lãi và cho phép các doanh nghiệp bị ảnh hưởng có những hợp đồng tốt, lịch sử trả nợ tốt, đúng hạn, đến kỳ trả nợ gốc và lãi được đề xuất khoanh lại đến tháng 12/2022 mà không bị phạt và được loại khỏi nhóm nợ xấu, để doanh nghiệp có thời gian phục hồi. Đề xuất này cũng là ý kiến chung của nhiều doanh nghiệp nâng thêm thời hạn 12 tháng so với quy định.

Ông Mạc Quốc Anh cũng đề xuất nghiên cứu cơ cấu giãn nợ, vay đối với khoản nợ phát sinh trong năm 2021, không chuyển nhóm nợ cho đến 31/12/2022, vì vấn đề này theo Thông tư số 01/2020 là quy định chỉ áp dụng cho những khoản nợ vay phát sinh trước 31/12/2020.

Rõ ràng, khó khăn của các doanh nghiệp sau 4 lần “nhồi sóng” COVID đã tăng lên rất nhiều, nhưng các quy định về chính sách “tái tục” hỗ trợ doanh nghiệp thì mới được ban hành chưa lâu. Doanh nghiệp bất yên tâm, ngân hàng hẹp hỗ trợ; liệu có thể phải chờ đến đầu năm sau, như Thông tư 01, mới có thêm đợt tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh chính sách?

Có thể bạn quan tâm

  • Thông tư 03 tác động ra sao tới các ngân hàng niêm yết?

    Thông tư 03 tác động ra sao tới các ngân hàng niêm yết?

    06:30, 08/04/2021

  • [GÓC NHÌN TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU] Cơ cấu nợ, giảm lãi vay- Giải bớt nỗi lo mùa dịch

    [GÓC NHÌN TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU] Cơ cấu nợ, giảm lãi vay- Giải bớt nỗi lo mùa dịch

    05:30, 14/03/2020

  • Hoàng Anh Gia Lai

    Hoàng Anh Gia Lai "ráo riết" mua trái phiếu trước hạn để cơ cấu nợ

    11:15, 06/07/2019

LÊ MỸ