Cho vay kiểu gì khi nới room tín dụng?

HÀ ANH 28/11/2021 16:00

Việc nới room tín dụng là cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt...

>>> Loạt ngân hàng được nới room tín dụng quý cuối năm 2021

Tuy nhiên nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại, động thái của NHNN sẽ gây áp lực tăng lãi suất cho vay.

 Room tín dụng của một số ngân hàng sau khi được nới.

Room tín dụng của một số ngân hàng sau khi được nới.

Đồng loạt nới room tín dụng

Theo một số nguồn tin, TPB được nới room tín dụng lên 23,4%; kế đó là TCB ở mức 22,1%; MSB là 22%; MBB 21%; VIB 19,1%... Vietcombank, VietinBank và BIDV cũng được nới room lên tương ứng là 15%; 12,5% và 12%.

TS. Cấn Văn Lực- Thành viên Hội đồng chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cho rằng việc nới room tín dụng là cần thiết khi mà tính đến 29/10, tín dụng mới tăng 8,72% so với đầu năm nay, thấp hơn nhiều so với mức tiêu 12%. Tuy nhiên, vẫn nên đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng chung từ 12-14%.

Đồng quan điểm, một chuyên gia ngân hàng cho rằng, NHNN nên xem xét tiếp tục nới hạn mức cho ngân hàng có khả năng tăng trưởng tín dụng tốt, đồng thời thu hẹp hạn mức với những ngân hàng không sử dụng hết room. Điều đó không những đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế, mà còn không vi phạm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng chung trong bối cảnh áp lực lạm phát đang rất lớn.

Quan trọng là khả năng tiếp cận

Không ít ý kiến tỏ ra lo ngại, việc nới room tín dụng sẽ khiến mặt bằng lãi suất tăng. Bởi lãi suất phụ thuộc nhiều vào cung- cầu tín dụng. Khi được nới room tín dụng, các ngân hàng sẽ phải tăng cường huy động vốn, khiến mặt bằng lãi suất huy động chịu sức ép tăng. Trong khi nhu cầu vốn tăng càng khiến lãi vay khó giảm.
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia nói trên, hiện cầu vốn vẫn còn yếu khi mà dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Trong khi chủ trương của Chính phủ là yêu cầu các TCTD tiết giảm tối đa chi phí để giảm thêm lãi vay. Vì thế, các ngân hàng sẽ cố gắng ổn định mặt bằng lãi suất.

Trong bối cảnh nợ xấu tăng cao vì dịch bệnh, các ngân hàng có xu hướng siết chặt điều kiện tín dụng để phòng ngừa rủi ro. Theo đó, họ có thể duy trì lãi vay ở mức thấp, song muốn vay vốn thì doanh nghiệp cần có tài sản đảm bảo, phải chứng minh được thu thập trả nợ…

“Đó là những điều kiện bất khả thi đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa thường thiếu tài sản đảm bảo và rất khó chứng minh được phương án kinh doanh khả thi khi mà dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp”, vị chuyên gia ngân hàng trên cho biết và nhấn mạnh, thay vì đòi hỏi tài sản thế chấp, các ngân hàng nên xét duyệt cho vay dựa trên dòng tiền của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần cải tổ các quỹ bảo lãnh tín dụng. Chỉ có như vậy thì việc nới room tín dụng của NHNN mới phát huy được hiệu quả hỗ trợ cho nền kinh tế phục hồi.

Có thể bạn quan tâm

  • Loạt ngân hàng được nới room tín dụng quý cuối năm 2021

    Loạt ngân hàng được nới room tín dụng quý cuối năm 2021

    05:20, 25/11/2021

  • Ngân hàng nào cần nới room ngoại?

    Ngân hàng nào cần nới room ngoại?

    16:35, 07/11/2021

  • Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục “quản” room tín dụng

    Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục “quản” room tín dụng

    04:30, 10/09/2021

HÀ ANH