Ngân hàng không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng, không chia cổ tức tiền mặt năm 2022
Kiểm soát chặt tín dụng vào bất động sản, chứng khoán và đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng là hai nội dung chính của 2 Chỉ thị "nóng" đã được Thống đốc NHNN ban hành đầu năm 2022.
"Không có ngân hàng nào cho vay để đặt cọc dự thầu đấu giá đất Thủ Thiêm"
Kiểm soát chặt tín dụng vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán
Tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2022 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng ký ban hành ngày 13/1/2022, Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2022 nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống các tổ chức tín dụng. Cụ thể:
Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu năm 2022 bình quân khoảng 4%, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và ngoài nước. Năm 2022, định hướng tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp phù hợp nhằm góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ; tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước khi điều kiện thị trường thuận lợi và chuyển hóa các nguồn vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực hiện các giải pháp nhằm kiểm soát quy mô, tăng trưởng tín dụng hợp lý, hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, thiên tai, dịch bệnh.
Tiếp tục thực hiện công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) theo “Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” sau khi được phê duyệt, trong đó tập trung xử lý các TCTD yếu kém; phát triển hệ thống các TCTD hoạt động lành mạnh, chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch, đáp ứng các chuẩn mực về an toàn hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật và tiệm cận với thông lệ quốc tế.
Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp kiểm soát và xử lý nợ xấu; ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh; phấn đấu duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức an toàn (dưới 3%); ngăn ngừa tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các TCTD có liên quan. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của TCTD, đặc biệt là đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.
Tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho chuyển đổi số ngành Ngân hàng, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin, ngân hàng số, thanh toán số. Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán và chuyển đổi số...
3 yếu tố sẽ tác động chính sách tiền tệ của các quốc gia năm 2022
Đáng chú ý về phía các tổ chức tín dụng, Thống đốc NHNN yêu cầu bên cạnh việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính năm 2022 bám sát các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ, NHNN; các tổ chức tín dụng phải tiếp tục triển khai quyết liệt, thiết thực, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, cắt giảm chi phí hoạt động, giảm chỉ tiêu lợi nhuận, không chia cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2022 để phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 và doanh nghiệp có hệ thống quản trị tốt, có khả năng phục hồi sản xuất, kinh doanh tốt.
Quán triệt trong toàn hệ thống thực hiện tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát và xử lý nợ xấu:
Cân đối nguồn vốn, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng với mức lãi suất hợp lý, đảm bảo an toàn vốn vay và tuân thủ quy định pháp luật liên quan, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng. Phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, góp phần hạn chế tín dụng đen.
Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng trên cơ sở rà soát, đơn giản hóa và rút ngắn quy trình, thủ tục... đi đôi với việc tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng để đảm bảo an toàn vốn vay khi thực hiện mở rộng tín dụng.
Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp...; thực hiện cho vay bằng ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ và NHNN về hạn chế tình trạng đô-la hóa trong nền kinh tế.
Các TCTD có hoạt động đại lý bảo hiểm phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đại lý bảo hiểm trên toàn hệ thống và xử lý nghiêm những trường hợp yêu cầu khách hàng phải mua các loại bảo hiểm khi cấp tín dụng cho khách hàng.
Như vậy, trong năm 2022, các tổ chức tín dụng sẽ tiếp tục thực hiện định hướng tài trợ tín dụng không "nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng", và triển khai không chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông tương tự như đã thực thi trong năm 2021.
Thúc đẩy hoạt động ngân hàng trên môi trường số
Cùng ngày, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cũng ký ban hành Chỉ thị 02/CT-NHNN về việc đẩy mạnh chuyển đổi số và đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng.
Theo Chỉ thị, Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức thuộc NHNN rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động cho vay để cho phép thực hiện bằng phương tiện điện tử và tự động hóa quy trình cho vay của tổ chức tín dụng đối với các khoản vay nhỏ lè của khách hàng cá nhân;
Nghiên cứu, rà soát, ban hành quy định về thu thập, khai thác, xử lý và chia sẻ dữ liệu thanh toán để triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API) trong lĩnh vực thanh toán, hướng tới việc tạo lập hệ sinh thái thanh toán số;
Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động ngân hàng điện tử phù hợp với xu thế phát triển dịch vụ ngân hàng số và cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số;
Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về nhận biết và xác thực khách hàng trong thực hiện giao dịch ngân hàng bằng phương thức điện tử.
Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an trong việc tổ chức triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile - Money).
Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng, xây dựng chủ trương, định hướng công nghệ, các quy định khung về phát triển công nghệ và chuyển đổi số. Tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn bảo mật các hệ thống thông tin quan trọng trong ngành Ngân hàng. Thường xuyên có cảnh báo, khuyến nghị kịp thời về các vấn đề rủi ro cũng như các giải pháp tăng cường an ninh, an toàn trong hoạt động ngân hàng điện tử.
Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Công an trong việc triển khai, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được kết nối, khai thác thông tin, dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân để phục vụ công tác xác minh thông tin nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử.
Tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng công nghệ (hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, hệ thống thông tin tín dụng quốc gia,...) nhằm hỗ trợ các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong việc triển khai, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ an toàn, thuận tiện trên nền tảng số. Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn và hoạt động liên tục của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và các hệ thống thông tin quan trọng của NHNN.
Có thể thấy, bên cạnh việc kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực có rủi ro bong bóng như chứng khoán, bất động sản để tránh lạm phát và kiểm soát chặt nợ xấu trong hệ thống, mục tiêu thúc đẩychuyển đổi số ngành ngân hàng, tăng cường đổi mới sáng tạo sẽ là một trong những trọng tâm chính sách được NHNN ưu tiên trong 2022.
Trao đổi với báo chí, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cũng chia sẻ, một trong những trọng chính sách của năm nay là rà soát và ưu tiên xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý cho các hoạt động cung ứng sản phẩm số, dịch vụ số.
"Phải có hành lang pháp lý nhanh kịp thời cho những hoạt động đã và đang diễn ra, định hướng xây dựng hành lang pháp lý phải tương thích với ứng dụng dịch vụ sản phẩm, đảm bảo an ninh an toàn theo Chỉ thị 02", Phó Thống đốc NHNN cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm
NHNN: Gói hỗ trợ bù lãi suất 2% dự kiến chia 2 năm, dư nợ 500.000 tỷ đồng/ năm
17:59, 15/01/2022
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: Nắn dòng tín dụng chảy vào doanh nghiệp
16:30, 28/12/2021
NHNN xem xét nới room tín dụng dài hạn cho các TCTD
05:30, 27/12/2021
Có thể bạn quan tâm
NHNN: Gói hỗ trợ bù lãi suất 2% dự kiến chia 2 năm, dư nợ 500.000 tỷ đồng/ năm
17:59, 15/01/2022
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: Nắn dòng tín dụng chảy vào doanh nghiệp
16:30, 28/12/2021
NHNN xem xét nới room tín dụng dài hạn cho các TCTD
05:30, 27/12/2021
Có thể bạn quan tâm
NHNN: Gói hỗ trợ bù lãi suất 2% dự kiến chia 2 năm, dư nợ 500.000 tỷ đồng/ năm
17:59, 15/01/2022
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: Nắn dòng tín dụng chảy vào doanh nghiệp
16:30, 28/12/2021
NHNN xem xét nới room tín dụng dài hạn cho các TCTD
05:30, 27/12/2021
Có thể bạn quan tâm
NHNN: Gói hỗ trợ bù lãi suất 2% dự kiến chia 2 năm, dư nợ 500.000 tỷ đồng/ năm
17:59, 15/01/2022
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: Nắn dòng tín dụng chảy vào doanh nghiệp
16:30, 28/12/2021
NHNN xem xét nới room tín dụng dài hạn cho các TCTD
05:30, 27/12/2021
Có thể bạn quan tâm
NHNN: Gói hỗ trợ bù lãi suất 2% dự kiến chia 2 năm, dư nợ 500.000 tỷ đồng/ năm
17:59, 15/01/2022
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: Nắn dòng tín dụng chảy vào doanh nghiệp
16:30, 28/12/2021
NHNN xem xét nới room tín dụng dài hạn cho các TCTD
05:30, 27/12/2021
Có thể bạn quan tâm
NHNN: Gói hỗ trợ bù lãi suất 2% dự kiến chia 2 năm, dư nợ 500.000 tỷ đồng/ năm
17:59, 15/01/2022
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: Nắn dòng tín dụng chảy vào doanh nghiệp
16:30, 28/12/2021
NHNN xem xét nới room tín dụng dài hạn cho các TCTD
05:30, 27/12/2021
Có thể bạn quan tâm
NHNN: Gói hỗ trợ bù lãi suất 2% dự kiến chia 2 năm, dư nợ 500.000 tỷ đồng/ năm
17:59, 15/01/2022
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: Nắn dòng tín dụng chảy vào doanh nghiệp
16:30, 28/12/2021
NHNN xem xét nới room tín dụng dài hạn cho các TCTD
05:30, 27/12/2021
Có thể bạn quan tâm