NHNN: Phát triển VAMC thành trung tâm trong hoạt động xử lý nợ xấu

L.MỸ 06/02/2022 05:00

Theo nhiệm vụ Ngân hàng Nhà nước giao, VAMC sẽ phát triển thực sự trở thành trung tâm trong hoạt động xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại hệ thống các TCTD…

VAMC

VAMC được giao nhiệm vụ phát triển thực sự trở thành trung tâm trong hoạt động xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại hệ thống các TCTD

Mua bán nợ xấu "bít đường", ngân hàng và VAMC ráo riết tìm lối thoát

Năm 2022, nợ xấu được dự báo là một trong những vấn đề của hệ thống ngân hàng phải đối mặt và xử lý, do thời điểm cơ cấu lại nợ theo Thông tư 14 sẽ kết thúc (30/6/2022), và các khách hàng doanh nghiệp, người dân – khách hàng của các ngân hàng vẫn cần thời gian để phục hồi sản xuất kinh doanh, đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.

Theo đó, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) được đặt kỳ vọng sẽ cùng với các ngân hàng “gánh vác” để ứng phó những thách thức hệ thống năm 2022 và các giai đoạn tiếp theo.

Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2022 của VAMC, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh đã đề nghị VAMC trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD theo Nghị quyết 42 của Quốc hội. Cụ thể:

Thứ nhất, phát triển VAMC thực sự trở thành trung tâm trong hoạt động xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại hệ thống các TCTD; Thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua, bán nợ; Đảm bảo sự phát triển an toàn bền vững của các TCTD; Có đủ năng lực và nguồn lực để thực hiện chức năng và nhiệm vụ mua, bán và xử lý nợ xấu; Định giá, đấu giá tài sản. Trong đó mục tiêu đến năm 2025 là vận hành Sàn giao dịch nợ; Xây dựng trung tâm dữ liệu về khoản nợ/tài sản tại VAMC, tập trung hoàn thành chỉ tiêu mua nợ theo GTTT được NHNN phê duyệt; Tăng cường xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường, tiếp tục xử lý số nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt của các TCTD yếu kém.

Thứ hai, có giải pháp triển khai nội dung hoạt động quy định tại Nghị định 53 như: Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được VAMC thu nợ; Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản; Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần; Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của TCTD.

Thứ ba, tích cực tham gia hoạt động mua, bán nợ trên Sàn giao dịch nợ.

Thứ tư, tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy chế nội bộ của VAMC đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật; Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, hoàn thiện bộ máy hoạt động; Tập trung sắp xếp cán bộ, người lao động theo hướng tăng cường cho hoạt động xử lý nợ, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Theo ông Nguyễn Tiến Đông, năm 2022, VAMC

Theo ông Nguyễn Tiến Đông, năm 2022, VAMC sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường trên cơ sở nắm bắt và đánh giá nhanh nhạy diễn biến tình hình nợ xấu của hệ thống các TCTD và khả năng phục hồi của doanh nghiệp, của nền kinh tế sau dịch bệnh. (Trong ảnh: Ông Nguyễn Tiến Đông - Chủ tịch Hội đồng Thành viên VAMC)

Năm 2021, ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch Hội đồng Thành viên VAMC cho biết, hoạt động mua bán, xử lý nợ theo giá trị thị trường (GTTT) của VAMC đã chịu tác động nghiêm trọng nhất của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 hoạt động này gần như bị đình trệ hoàn toàn, trong khi theo thông lệ hàng năm, đây là khoảng thời gian VAMC đạt được nhiều kết quả về mua bán, xử lý nợ theo GTTT. Tuy nhiên, do đã dự báo trước được diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngay từ cuối năm 2020, đầu năm 2021, Hội đồng thành viên, Ban Điều hành VAMC đã có chỉ đạo, điều hành hết sức quyết liệt để triển khai mua bán nợ theo GTTT ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2021 khi dịch bệnh đang cơ bản được kiểm soát.

“Ẩn số” lãi vay và nợ xấu sau 30/6/2022

Trong 05 tháng đầu năm 2021, VAMC đã mua nợ theo GTTT với tổng giá mua đạt 1.922 tỷ đồng. Hai tháng cuối năm khi dịch bệnh được kiểm soát, các hoạt động của xã hội đã cơ bản trở lại bình thường, VAMC đã khẩn trương triển khai các giao dịch và mua nợ theo GTTT được 194 tỷ đồng, đưa tổng giá trị mua nợ theo GTTT năm 2021 đạt 2.116 tỷ đồng, hoàn thành hơn 88% kế hoạch được giao và tăng hơn 40% so với năm 2020.

Ngoài ra, cũng theo ông Nguyễn Tiến Đông, song song với việc áp dụng các biện pháp linh hoạt, phù hợp để mua nợ theo GTTT, VAMC cũng đã tích cực, nỗ lực triển khai xử lý các khoản nợ đã mua theo GTTT. Năm 2021, với nhiều biện pháp quyết liệt và đồng bộ, như tổ chức đấu giá bán khoản nợ/TSĐB của khoản nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ, cơ cấu lại nợ cho các khách hàng có triển vọng phục hồi và ý thức trả nợ tốt, bán khoản nợ/TSĐB của khoản nợ theo hình thức thỏa thuận sau khi mua hoặc đã đấu giá nhiều lần không thành… VAMC đã xử lý, thu hồi được 2.960 tỷ đồng từ các khoản nợ đã mua theo GTTT, trong đó dư nợ gốc là 2.632 tỷ đồng, tăng 127% so với năm 2020.

Hoạt động mua bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) cũng được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Năm 2021, VAMC đã mua nợ bằng TPĐB với giá mua đạt 20.999 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch được giao, tăng 1.000 tỷ đồng so với kế hoạch được phê duyệt từ đầu năm, góp phần tích cực cùng các TCTD xử lý và giảm thiểu áp lực về nợ xấu trong bối cảnh tình hình nợ xấu có dấu hiệu gia tăng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 từ năm 2020 đến nay.

Bên cạnh việc tập trung triển khai mua bán, xử lý nợ xấu theo GTTT và bằng TPĐB, VAMC cũng thực hiện và phối hợp với các TCTD thực hiện các nghiệp vụ: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, điều chỉnh lãi suất, xử lý thu hồi nợ, đấu giá tài sản,…góp phần đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu.

Có thể bạn quan tâm

  • Kích hoạt sàn giao dịch nợ xấu VAMC

    Kích hoạt sàn giao dịch nợ xấu VAMC

    05:48, 28/06/2021

  • Tại VAMC còn tồn hơn 91.000 tỷ đồng nợ xấu

    Tại VAMC còn tồn hơn 91.000 tỷ đồng nợ xấu

    09:26, 19/03/2021

  • VietinBank mua lại trước hạn toàn bộ nợ xấu từ VAMC

    VietinBank mua lại trước hạn toàn bộ nợ xấu từ VAMC

    04:00, 19/11/2020

L.MỸ