Xử lý nợ xấu (Bài 1): Ngân hàng gặp khó và vướng mắc trong thực hiện Nghị quyết 42
Trải qua hơn 04 năm đi vào thực tiễn, các quy định tại Nghị quyết (NQ42) về thí điểm xử lý nợ xấu đã tạo ra hành lang pháp lý cho công tác xử lý nợ xấu của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài...
Ngân hàng Big 3 "phòng thủ" với rủi ro nợ xấu ra sao?
Những điều này đã mang lại những chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ và góp phần không nhỏ vào kết quả công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020...
Từ kết quả thực hiện Nghị quyết 42 của BIDV
Kể từ thời điểm NQ42 có hiệu lực và được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cũng như các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo, quán triệt, triển khai áp dụng thì chúng tôi nhận thấy kết quả thu nợ của các TCTD nói chung cũng như của BIDV nói riêng đã ghi nhận được những kết quả vượt trội, thành tựu nổi bật.
Riêng đối với BIDV, tổng số nợ xấu theo NQ42 đã được xử lý lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến nay là gần 100.500 tỷ đồng, bình quân khoảng 25.000 tỷ đồng/năm, so với giai đoạn trước khi có NQ42 (từ năm 2012 đến trước ngày 15/8/2017) là khoảng 15.000 tỷ đồng/năm.
Đối với kết quả thu hồi nợ ngoại bảng, tổng số dư nợ mà BIDV đã xử lý và thu hồi được trong 10 năm (giai đoạn 2012 – 2021) là 37.247 tỷ đồng. Trong đó, số thu nợ của giai đoạn trước thời điểm NQ42 có hiệu lực (từ năm 2012-2017) là 12.423 tỷ đồng, bình quân 01 năm khoảng 2.000 tỷ đồng; số thu nợ trong giai đoạn NQ42 có hiệu lực (từ năm 2018-2021) là 24.824 tỷ đồng, bình quân 01 năm khoảng 6.200 tỷ đồng, cụ thể:
TT | Biện pháp thu nợ/năm | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 |
1 | KH trả nợ | 426 | 370 | 891 | 794 | 1.138 | 1.233 | ||||
2 | XL TSBĐ | 1.099 | 1.695 | 1.875 | 2.744 | 2.380 | 3.322 | ||||
3 | Bán nợ | 370 | 444 | 692 | 1.437 | 2.949 | 1.495 | ||||
4 | GM lãi | 172 | 257 | 594 | 522 | 422 | 1.813 | ||||
5 | Khác | 512 | 751 | 163 | 53 | 133 | 175 | ||||
Tổng | 711 | 1.306 | 1.737 | 2.575 | 2.578 | 3.516 | 4.214 | 5.551 | 7.021 | 8.038 |
Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy số thu nợ ngoại bảng sau thời điểm NQ42 có hiệu lực của BIDV đã gia tăng đáng kể, theo đó chỉ trong vòng 04 năm từ 2018-2021 thì số thu nợ đã chiếm tỷ lệ là 67% của 10 năm trở lại đây; và nếu so sánh với 06 năm kể từ năm 2012-2017 (giai đoạn trước thời điểm NQ42 có hiệu lực) thì số tiền thu hồi nợ đã tăng thêm là 12.401 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng thêm là 99,8%.
Bên cạnh đó, nhờ có sự quyết liệt trong chủ trương chỉ đạo, triển khai của Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước để NQ42 thực sự đi vào đời sống và tác động đến nhận thức, tâm lý của người dân, việc xử lý nợ theo các biện pháp được quy định tại NQ42 đã đạt được những kết quả rất khả quan. Cụ thể trong giai đoạn NQ42 có hiệu lực, số tiền BIDV đã thu nợ thông qua đôn đốc khách hàng trả nợ là 4.056 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 16,3%), thông qua xử lý TSBĐ là 10.321 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 41,6%), thông qua bán nợ là 6.573 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 26,5%).
Khó khăn trong quá trình xử lý nợ xấu của ngân hàng
Khó khăn do dịch COVID-19
Dịch bệnh COVID-19 bùng phát trong khoảng 02 năm trở lại đây đã ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến hoạt động xử lý thu hồi nợ của các ngân hàng, cụ thể:
Nền kinh tế chịu thiệt hại nặng nề từ đại dịch COVID-19 dẫn tới suy giảm khả năng tài chính, giảm nhu cầu mua tài sản, mua khoản nợ của các đối tác, đồng thời nhiều nhà đầu tư có tâm lý e ngại, không dám mua tài sản vì sợ rủi ro do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh. Việc hạn chế di chuyển, phong tỏa, giãn cách xã hội, quy định cách ly y tế cũng hạn chế việc xem xét thực trạng tài sản của nhà đầu tư có nhu cầu, hạn chế đối tượng quan tâm đến khoản nợ/tài sản bảo đảm của khoản nợ, dẫn tới nhiều trường hợp ngân hàng bán đấu giá tài sản qua nhiều phiên nhưng không có người tham gia đấu giá.
Các dịch vụ liên quan đến hoạt động xử lý nợ tại một số địa bàn bị tạm dừng hoạt động trong nhiều tháng, như bán đấu giá, thẩm định giá, thừa phát lại,… đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động, khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Tương tự, các dịch vụ công hỗ trợ cho công tác xử lý nợ cũng tạm dừng (như việc đăng ký biến động đối với bất động sản, đăng ký thay đổi chủ sở hữu đối với phương tiện giao thông,…) làm ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả xử lý nợ.
Việc giải quyết tranh chấp thông qua tố tụng, thi hành án bị tạm hoãn trong nhiều tháng, đồng thời do giãn cách xã hội nên các thủ tục tố tụng như triệu tập đương sự, xác minh tài sản, cưỡng chế thi hành án, bàn giao tài sản đều không triển khai được. Vì vậy, các hồ sơ khoản nợ đang trong quá trình khởi kiện, thi hành án đều bị ảnh hưởng, đồng thời việc nộp hồ sơ khởi kiện, nộp đơn yêu cầu thi hành án trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Ngân hàng tư nhân nào có tỷ lệ nợ bao phủ nợ xấu thấp nhất hệ thống?
Khó khăn trong công tác thi hành án
Hiện nay, đối với các khoản nợ có nhiều tài sản thế chấp tọa lạc tại các huyện, tỉnh khác nhau, theo quy định của pháp luật về thi hành án thì không được phát mại đồng thời các tài sản mà phải thực hiện cuốn chiếu từng tài sản theo từng địa bàn, dẫn tới thời gian thu hồi nợ kéo dài, không xử lý tổng thể, dứt điểm được toàn bộ TSBĐ tại cùng thời điểm, gây thiệt hại cho ngân hàng.
Khó khăn trong xử lý TSBĐ là quyền khai thác khoáng sản
Trên cơ sở kiến nghị của BIDV, ngày 23/3/2020 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 1498/BTNMT-ĐCKS hướng dẫn việc thế chấp quyền khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân tại các ngân hàng, TCTD, trong đó có định hướng tháo gỡ liên quan đến việc thế chấp và xử lý tài sản thế chấp là quyền khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, hiện nay Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn vẫn chưa sửa đổi, bổ sung cơ chế xử lý đối với quyền khai thác khoáng sản được thế chấp tại các TCTD, vì vậy việc triển khai xử lý đối với các tài sản bảo đảm này thực tế vẫn gặp nhiều vướng mắc, chưa có cơ chế để thực hiện.
Có thể bạn quan tâm