Tín dụng cho SMEs: Nỗ lực cả 2 phía

TS LÊ DUY BÌNH, Chuyên gia kinh tế 21/02/2022 16:00

Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hiện nay chưa đủ điều kiện tiếp cận tín dụng ngân hàng, nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong phục hồi sản xuất, kinh doanh.

>>> Nhiều doanh nghiệp khó đảm bảo tiêu chuẩn vay vốn

Trong 10 triệu tỷ đồng dư nợ cho toàn bộ nền kinh tế, cho vay đối với DNNVV chỉ chiếm khoảng 18%, tức là khoảng 1,8 triệu tỷ đồng.

 Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ chiếm 18% dư nợ toàn bộ nền kinh tế.

Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ chiếm 18% dư nợ toàn bộ nền kinh tế.

Khó tiếp cận tín dụng

Phần lớn DNNVV có tính tự phát và thường xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trước, như về làm giàu hoặc tạo ra sinh kế cho bản thân, gia đình và cho cộng sự xung quanh. Do đó, các doanh nghiệp này còn thiếu kế hoạch kinh doanh cụ thể, họ cũng thiếu luôn cả chiến lược quản trị rủi ro, chiến lược làm thế nào để tiếp cận nguồn vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh...

Đối với DNNVV, tài sản thế chấp phổ biến nhất vẫn là đất và tài sản trên đất, hoặc một số tài sản khác có thể được sử dụng, như máy móc, thiết bị, nhà xưởng được hình thành từ vốn vay, hàng lưu kho hay tài sản hình thành trong tương lai đối với doanh nghiệp,... Trong khi đó, những tài sản về sở hữu trí tuệ, thương hiệu, thì vẫn chưa được pháp luật đánh giá cao ở Việt Nam để sử dụng làm tài sản thế chấp. Điều này khiến rất nhiều DNNVV khó tiếp cận vốn vay tại ngân hàng, trên thị trường chứng khoán, hay các hình thức khác như huy động vốn từ cộng đồng...

Nâng cao uy tín để vay tín chấp

Sự phát triển của kĩ thuật số sẽ giúp các DNNVV xây dựng hình ảnh với bộ hồ sơ tín dụng một cách rõ ràng, minh bạch trong mắt của các ngân hàng, bằng cách minh bạch hóa các thông tin về hoạt động tín dụng của mình, bắt đầu bằng những giao dịch nhỏ như thanh toán trên tài khoản vãng lai, mở L/C, hoặc các hoạt động đóng thuế, thực hiện nghĩa vụ trả nợ với nhà cung cấp, nhân viên,...

 Nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng các nội dung quản trị để đạt vay tín chấp

Nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng các nội dung quản trị để đạt vay tín chấp

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng đến những nội dung nói trên, nay họ giao dịch với ngân hàng này, mai giao dịch với ngân hàng khác. Điều này chỉ mang lại lợi ích trong ngắn hạn. Do đó, các DNNVV cần quan tâm đến yếu tố này để xây dựng hình ảnh tốt với ngân hàng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần có sự đồng hành của các tổ chức tín dụng khi đến mở tài khoản. Cụ thể, ngân hàng nên có các hướng dẫn, tư vấn cho DNNVV có tầm nhìn trung và dài hạn hơn trong giao dịch với các ngân hàng. Điều này nên đến từ hai phía, kết hợp với vai trò của các tổ chức như Hiệp hội hỗ trợ tư vấn, giúp thu hẹp khoảng cách về vay tín chấp giữa các tổ chức tín dụng với các DNNVV.

Có thể bạn quan tâm

  • Siết vấn nạn “tín dụng đen” như thế nào?

    Siết vấn nạn “tín dụng đen” như thế nào?

    03:40, 14/02/2022

  • Năm 2022, tăng trưởng tín dụng còn kéo tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng?

    Năm 2022, tăng trưởng tín dụng còn kéo tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng?

    11:50, 07/02/2022

  • Kinh hoàng kiểu khủng bố tinh thần của các App tín dụng đen

    Kinh hoàng kiểu khủng bố tinh thần của các App tín dụng đen

    03:12, 30/01/2022

TS LÊ DUY BÌNH, Chuyên gia kinh tế