“Nới cửa” cho Fintech vào Sandbox
Cần mở rộng đối tượng tham gia Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Sandbox) để tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.
>>“Thành công của sandbox phụ thuộc vào tư duy của các cơ quan quản lý nhà nước”
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng.
Đẩy lùi núp bóng Fintech
Trong nhiều năm qua, do chưa có hành lang pháp lý cụ thể, thị trường Fintech đã xuất hiện nhiều biến tướng mượn danh P2P lending để làm tín dụng đen phi pháp, hay tổ chức hoạt động lừa đảo… gây tâm lý hoang mang, lo ngại cho khách hàng/người dùng khi không biết làm sao để phân biệt thật giả.
Tuy nhiên, Nghị định quy định cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech sắp được ban hành, sẽ góp phần hạn chế được tình trạng tín dụng đen núp bóng Fintech đổi mới sáng tạo.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Fintech cũng sẽ có thể mở rộng hoạt động, nâng tầm ảnh hưởng thông qua việc mở rộng hợp tác với các tổ chức tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư…
>>Sandbox mở cửa cho các P2P lending
>> Thống nhất cơ chế thử nghiệm sandbox
Cần tạo cơ hội bình đẳng
Nhìn chung, dự thảo Nghị định nói trên khá phù hợp với bối cảnh phát triển hiện nay. Tuy nhiên, trong thời gian tới có thể sẽ tiếp tục có nhiều mô hình dịch vụ tài chính mới mà các khung khổ pháp lý chưa có quy định cụ thể, nên cơ quan quản lý cũng lường trước để đưa ra quy định có tính mở hơn.
Bên cạnh đó, việc triệt tiêu hoàn toàn các rủi ro xảy ra trong quá trình thử nghiệm là điều không thể. Bởi cốt lõi của cơ chế thử nghiệm Fintech được thiết kế để nhận diện, đánh giá rủi ro, lợi ích đối với từng giải pháp Fintech và kiểm soát rủi ro (nếu có) ở mức độ cho phép. Do đó, trong quá trình tham gia thử nghiệm, các tổ chức thử nghiệm sẽ phải được theo dõi, giám sát, đánh giá một cách chặt chẽ bởi cơ quan quản lý Nhà nước, qua đó kiểm soát được rủi ro phát sinh, bảo vệ lợi ích của khách hàng tốt hơn.
Ngoài ra, tại Khoản 3, Điều 5, dự thảo Nghị định nói trên quy định: “Số lượng tối đa tổ chức được xét duyệt tham gia Cơ chế thử nghiệm do NHNN quyết định căn cứ vào khả năng xét duyệt hồ sơ và năng lực giám sát trong từng thời kỳ, phù hợp với điều kiện phát triển thực tế của thị trường”. Quy định sẽ hạn chế các đối tượng tham gia sandbox. Do đó, cần điều chỉnh lại để cho phép các doanh nghiệp đáp ứng các quy định, được tham gia sandbox để tạo cơ hội bình đẳng, công bằng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều hạn chế trong thí điểm sandbox
03:40, 14/04/2022
“Thành công của sandbox phụ thuộc vào tư duy của các cơ quan quản lý nhà nước”
03:50, 03/04/2022
Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: Thống nhất cơ chế thử nghiệm sandbox
15:36, 29/03/2022
Sandbox cho đổi mới sáng tạo
06:16, 27/03/2022
KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Fintech, P2P Lending “ngóng chờ” sandbox
05:10, 26/09/2021
[eMagazine] Sandbox Phuket và giải pháp phục hồi ngành du lịch Việt Nam
04:00, 26/09/2021
Xây dựng Nghị định sandbox “cởi trói” cho Fintech ra sao?
13:40, 08/09/2021