“Lột xác” Quỹ bảo lãnh tín dụng

HÀ ANH 04/05/2022 04:30

Trong bối cảnh phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) không đủ điều kiện tiếp cận tín dụng, việc tái cấu trúc hệ thống Quỹ bảo lãnh tín dụng (BLTD) đang vô cùng cấp bách.

>> Vốn hạ tầng: Tín dụng hay đầu tư?

Được kỳ vọng là nhịp cầu giúp các DNNVV tiếp cận tín dụng, thế nhưng các quỹ BLTD hoạt động èo uột, khiến cho nhịp cầu này vẫn chưa thể… “hợp long”..

 Hướng dẫn khách hàng đăng ký hồ sơ thủ tục tiếp cận nguồn vốn vay ở Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Chu Kiều

Hướng dẫn khách hàng đăng ký hồ sơ thủ tục tiếp cận nguồn vốn vay ở Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Chu Kiều


Doanh nghiệp vẫn khát vốn

Hiện nay, các DNNVV rất cần các chính sách hỗ trợ, đặc biệt là gói hỗ trợ lãi suất. Tuy nhiên, gói này chỉ có thể phát huy hiệu quả nếu doanh nghiệp tiếp cận được vốn tín dụng; nếu không thì dù lãi suất có thấp đến đâu cũng là vô nghĩa.

Báo cáo “Doanh nghiệp nhỏ, tăng trưởng lớn” của Mambu cho biết gần 70% DNNVV được khảo sát, không thể đảm bảo có đủ hoặc có bất kỳ khoản vay nào ít nhất một hoặc nhiều lần trong 5 năm qua.

Thực trạng trên cũng do một phần nguyên nhân các Quỹ BLTD hoạt động rất èo uột, thậm chí không ít địa phương đã giải thể Quỹ BLTD do hoạt động không hiệu quả như trường hợp của TP. Đà Nẵng.

Theo các chuyên gia, thực trạng trên do nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là quy mô của các Quỹ BLTD rất nhỏ, tối thiểu chỉ 100 tỷ đồng tại thời điểm thành lập do ngân sách tỉnh cấp. Tuy nhiên đến nay, nhiều địa phương vẫn chưa bố trí đủ vốn cho các Quỹ này. Đáng chú ý, năng lực quản trị, điều hành các quỹ còn hạn chế; quy trình thẩm định hồ sơ, giám sát, thu hồi nợ… còn chưa hoàn thiện.

Bên cạnh đó, theo quy định hiện hành, các quỹ BLTD có quyền hủy ngang hoặc từ chối toàn bộ nghĩa vụ bảo lãnh. Điều đó dẫn đến nguy cơ tranh chấp đối với các TCTD cho vay, khiến các TCTD cũng không mấy mặn mà với sự bảo lãnh của các quỹ.

Ngoài ra, khi xem xét cấp BLTD, các quỹ cũng yêu cầu doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo (TSĐB) và vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% tham gia dự án đầu tư. Những điều kiện này còn chặt chẽ hơn các ngân hàng.

Cần cải tổ triệt để

Theo các chuyên gia, để quỹ BLTD phát huy hiệu quả đúng như kỳ vọng, cần thay đổi cơ chế BLTD hiện nay.
Thế nhưng, cái khó lớn nhất lại nằm ở quy định về TSĐB, bởi nếu bỏ quy định này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro với vốn nhà nước và vốn góp của các tổ chức. Nếu duy trì quy định này sẽ không thể giải quyết được vấn đề, bởi một khi có TSĐB, thì doanh nghiệp đã đến “gõ cửa” ngân hàng, chứ cần thông qua quỹ BLTD để nộp thêm phí.

Vì vậy, các quỹ BLTD nên được xây dựng như mô hình các quỹ đầu tư mạo hiểm, và nguồn vốn được hình thành từ đóng góp của các quỹ đầu tư, TCTD, doanh nghiệp. Chỉ có như vậy mới có thể giải quyết được vướng mắc về TSĐB.

Có thể bạn quan tâm

  • Sắp xếp lại quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

    Sắp xếp lại quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

    05:30, 07/10/2021

  • Đề xuất lập quỹ bảo lãnh cho vay 100.000 tỷ đồng để

    Đề xuất lập quỹ bảo lãnh cho vay 100.000 tỷ đồng để "cứu" doanh nghiệp

    11:12, 03/10/2021

  • Cần thêm vốn cho Quỹ bảo lãnh tín dụng

    Cần thêm vốn cho Quỹ bảo lãnh tín dụng

    05:50, 22/07/2021

  • Cách nào nâng cao vai trò Quỹ bảo lãnh tín dụng?

    Cách nào nâng cao vai trò Quỹ bảo lãnh tín dụng?

    11:30, 08/05/2020

HÀ ANH