BIDV phát mãi hàng loạt tài sản đảm bảo, nhiều khoản nợ khó tìm chủ mới
Chỉ trong tháng 5/2022, BID đã rao bán hàng loạt khoản nợ với tổng số nợ hàng lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trong đó, có khoản nợ rao bán nhiều lần vẫn chưa tìm được chủ nợ mới.
>>>NHNN: Kiểm soát nợ xấu và cứng rắn xử lý lợi ích nhóm, cho vay BOT, BT
Theo đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (HoSE: BID) vừa thông báo lựa chọn đơn vị thẩm định giá tài sản cho toàn bộ khoản nợ của Công ty CP Luyện cán thép Sóc Sơn. Theo BID, tính đến ngày 28/2 nợ gốc là 321,4 tỷ đồng, nợ lãi là 445,8 tỷ đồng và 98.758,5 USD. Mặc dù BID chưa công bố con số cuối cùng về tổng dư nợ, nhưng dựa trên con số dư nợ gốc và lãi mà ngân hàng cung cấp, sơ bộ tổng dư nợ của khoản nợ này có thể lên đến hơn 750 tỷ đồng.
Tài sản đảm bảo cho khoản nợ là 119.700 m2 đất thuê trả tiền hàng năm tại Km22 + 600 tỉnh lộ 280 tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Trong đó, tài sản bao gồm toàn bộ hệ thống nhà xưởng, nhà văn phòng, một xe nâng, vật liệu kiến trúc xây dựng, dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất phôi thép của Công ty CP Luyện cán thép Sóc Sơn.
Ngoài ra, tài sản đảm bảo còn có một biệt thự và bốn căn chung cư tại Hà Nội. Trong đó, căn biệt thự ba tầng, diện tích đất 306,56 m2, có địa chỉ tại số 5, Lô N09A, KĐT mới Dịch Vọng, Cầu Giấy. Hai căn chung cư có diện tích 100 m2, một căn 140 m2 và căn còn lại là 68 m2 đều thuộc Khu nhà ở và dịch vụ thương mại Nàng Hương, Văn Quán, Hà Đông.
Trước đó, BID cũng đã thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ của khách hàng. Tổng dư nợ tạm tính đến ngày 31/1 là 454,2 tỷ đồng. BID không tiết lộ chủ của khoàn nợ này. Tài sản bảo đảm cho khoản nợ vay là loạt bất động sản tại TP.HCM và một số nguyên liệu hàng tồn kho.
Cụ thể, tài sản gồm quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại địa chỉ 63 (tầng 1) đường Pasteur, phường Bến Nghé, quận 1, chủ sở hữu là ông Hoàng Như Luận, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ 102 Trần Quốc Toản, phường 7, quận 3, chủ sở hữu ông Trần Văn Thông.
Ngoài ra còn có 12 bất động sản tại phường An Phú Đông, quận 12, chủ tài sản là ông Phạm Văn Công và bà Phạm Thị Nhàn. Tài sản bảo đảm còn có hàng tồn kho là các sản phẩm cồn nhiên liệu biến tính Ethanol và dung môi Solmix, cũng như khoản phải thu.
Vào ngày 17/5, BID cũng có thông báo đấu giá khoản nợ của công ty TNHH GAC Việt Nam. Toàn bộ dư nợ gốc, lãi và phí tạm tính đến ngày 11/1 là 123 tỷ đồng, trong đó, dư nợ gốc là 104 tỷ đồng, dư nợ lãi là 18,4 tỷ đồng.
Tài sản đảm bảo cho khoản nợ gồm hai cấu phần là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở tại số nhà 8A1, đường 379, khu phố 1, phường Tăng Nhơn Phú, quận 9, TP.HCM và tại số 38, đường Dương Đức Hiền, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM.
Cũng trong tháng 5, BID rao bán khoản nợ của hai doanh nghiệp khác gần 253 tỷ đồng, gồm Công ty TNHH Xây dựng và kinh doanh nhà Bách Giang và Công ty TNHH Xây dựng thương mại Cao Nguyên.
Theo hai hợp đồng tín dụng trung hạn vào năm 2007 và 2012, dư nợ của công ty Bách Giang có giá trị tạm tính đến ngày 11/3 là 253,2 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là 97,3 tỷ đồng, nợ lãi là 155,6 tỷ đồng. Với công ty Cao Nguyên, BID cho biết, tính đến ngày 30/9/2021 giá trị dư nợ tạm tính là hơn 262 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là hơn 100 tỷ đồng, nợ lãi 161,3 tỷ đồng.
BID rao giá khởi điểm cho khoản nợ trên là 252,8 tỷ đồng, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Tiền đặt trước là 10% giá khởi điểm, bước giá đấu giá 100 triệu đồng. Đây là lần thứ 8 khoản nợ này được rao bán, lần gần nhất là tháng 11/2021 với giá khởi điểm giữ nguyên.
Theo báo cáo tài chính quý I/2022, cho vay khách hàng của BID tăng 4,7% đạt hơn 1,42 triệu tỷ đồng. Dự phòng rủi ro tăng hơn 22%, ở mức 25.051 tỷ đồng. Số dư nợ xấu ngân hàng tăng 1,4% với 13.730 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu nhích lên 0,97%. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm tỷ trọng hơn 63% với hơn 8.683 tỷ đồng.
Mặc dù "nắm đằng chuôi" khi nhận tài sản thế chấp là bất động sản, thậm chí là nhiều bất động sản khủng, nhưng BID cũng như nhiều nhà băng khác vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi thu hồi vốn từ các khoản nợ xấu.Theo các chuyên gia, rao bán hay đấu giá là một trong các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tối ưu mà các ngân hàng thường lựa chọn để thu hồi nợ nhưng cũng là hoạt động khó khăn nhất.
Tuy nhiên, việc thanh lý tài sản đảm bảo, với các tài sản giá trị thấp, ở mức vài tỷ đồng thì xử lý dễ hơn. Còn những tài sản giá trị lớn hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng thường các nhà băng phải mất nhiều lần rao bán, thậm chí cả chục lần rao rồi hạ giá nhưng vẫn khó thanh lý.
Có thể bạn quan tâm
Bộ Tài nguyên và Môi trường và BIDV ký kết MOU
10:54, 27/05/2022
BIDV công bố kết quả và trao giải thưởng chạy
04:40, 27/05/2022
BIDV triển khai thành công giao dịch ngân hàng bằng Căn cước công dân gắn chip
07:50, 10/05/2022
BIDV triển khai tính năng đăng ký trực tuyến cho khách hàng doanh nghiệp
16:27, 09/05/2022
Cần hành lang pháp lý xử lý nợ xấu
17:35, 14/04/2022
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu làm rõ nợ xấu phát sinh trong BOT, trái phiếu, ngân hàng...
16:45, 14/04/2022
Kéo dài Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu sẽ tạo ra sự tích cực
01:00, 05/04/2022