Làm thế nào để doanh nghiệp tiếp cận được gói hỗ trợ?
Thống đốc có giải pháp gì để kiểm soát chương trình cho vay cấp bù hỗ trợ lãi suất 2% trong gói phục hồi kinh tế, để tránh tình trạng dòng vốn đi vào khu vực không cần thiết, trục lợi chính sách?
>>Giải pháp nào với "bong bóng" thị trường chứng khoán?
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nêu câu hỏi chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, ngày 9/6.
Vẫn theo đại biểu Hoàng Văn Cường, sau đại dịch nhiều doanh nghiệp đang còn có khoản vay đang phải hoãn giãn, chưa phải trả nợ và không có tài sản đảm bảo thêm nữa để thế chấp. Những doanh nghiệp này có phương án kinh doanh tốt, thuộc nhóm cần được phục hồi. Vậy, Thống đốc cho biết làm thế nào để doanh nghiệp này tiếp cận được gói hỗ trợ?
Trả lời chất vấn câu hỏi của đại biểu Hoàng Văn Cường, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết: Thứ nhất, đây là gói hỗ trợ doanh nghiệp và người dân rất quan tâm. Trong quá trình xây dựng Nghị định 31, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Chính phủ cũng tổ chức các cuộc họp cho ý kiến để làm sao thiết kế ra các quy định đảm bảo được việc triển khai thuận lợi, nhất là hạn chế những cái khó khăn, vướng mắc.
Để đảm bảo được các đối tượng rõ ràng, tại Nghị quyết 11 của Chính phủ cũng đã nêu rất rõ đối với hai nhóm đối tượng. Đó là nhu cầu vay vốn thuộc một số ngành kinh tế đã được quy định tại Quyết định số 27 của Thủ tướng Chính phủ về phân ngành kinh tế. Từ trước đến nay, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và người dân đều có sự phân ngành kinh tế theo chuẩn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thứ hai, là nhu cầu cho vay đối với việc cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo chung cư cũ. Vấn đề này do Bộ Xây dựng phối hợp với các địa phương rà soát và công bố danh mục đển có cơ sở rõ ràng.
Để thiết kế một cách công bằng, công khai thì có sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan trong khâu dự toán, thực hiện dự toán cũng như quyết toán. Đặc biệt, trong Nghị định này cũng có quy định sự tham gia của Kiểm toán Nhà nước đối với các khoản cho vay trước khi Bộ Tài chính thực hiện quyết toán khoản vay này.
Đối với biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp có khoản nợ cũ không có tài sản đảm bảo tiếp cận được gói hỗ trợ, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu rõ, từ khi bàn thảo, trình Quốc hội và Quốc hội đã cho ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng họp một số phiên để xem xét về vấn đề này, trong đó thấy rằng gói này hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, đối tượng ở đây là phải là các doanh nghiệp có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi.
Như vậy, trong Nghị định và Thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng cho vay đúng đối tượng, các đối tượng, các doanh nghiệp thuộc các ngành được hỗ trợ nhưng vẫn phải đảm bảo khả năng trả nợ và có khả năng phục hồi mới được cho vay.
Nếu trong quá trình thẩm định, đánh giá, các tổ chức tín dụng đánh giá là doanh nghiệp không đủ điều kiện vay, thực sự các doanh nghiệp cũng không tiếp cận được chương trình này. Trên thực tế, trong thời gian vừa qua đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị tác động bởi đại dịch COIVD-19 chứ không nằm trong chương trình này.
Có thể bạn quan tâm
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Đến 2025, xử lý cơ bản các ngân hàng yếu kém
20:52, 08/06/2022
Chất vấn lĩnh vực ngân hàng: Triển khai Nghị quyết 43 chậm sẽ làm giảm ý nghĩa chương trình
12:00, 08/06/2022
Techcombank ra mắt ngân hàng số dành cho doanh nghiệp
15:42, 07/06/2022
Ngân hàng Nhà nước bán 7 tỷ USD dự trữ ngoại hối để cân bằng cung cầu
05:00, 07/06/2022
Vietcombank lần thứ 6 liên tiếp được vinh danh Ngân hàng mạnh nhất Việt Nam
15:35, 03/06/2022
Tám ngân hàng trong diện thanh tra nắm giữ bao nhiêu TPDN?
05:15, 03/06/2022