Kỳ vọng nới room tín dụng

LÊ MỸ 23/07/2022 03:12

Mặc dù NHNN khẳng định giữ nguyên chỉ tiêu tín dụng năm nay là 14%, song các ngân hàng vẫn hy vọng NHNN sẽ xem xét nới thêm room tín dụng.

>>Chuyển kỳ vọng nới “room” tín dụng sang quý III

Tăng trưởng tín dụng tính đến 30/6/2022 đã đạt 9,35%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2021 là 6,47%.

 Vietcombank đã sử dụng gần hết room tín dụng và đang chờ được NHNN nới thêm room. Ảnh: TTX

Vietcombank đã sử dụng gần hết room tín dụng và đang chờ được NHNN nới thêm room. Ảnh: TTX

Sắp cạn room tín dụng

Nếu theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14% thì dư địa còn lại rất hẹp, chỉ chưa tới 5%, tức bình quân mỗi tháng không quá 1%.

Đây là một thách thức lớn khi nhiều ngân hàng đã thực sự cạn room tín dụng. Hơn nữa, việc cơ cấu lại nguồn vốn tín dụng để tạo thêm dư địa cho vay mới, không thể nới được nhiều thêm nữa do cấu trúc vay của mỗi ngân hàng khác nhau và không phải ngân hàng nào cũng có tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa, vay sản xuất bổ sung vốn lưu động ngắn hạn cao.

Tuy vậy, một chuyên gia cho rằng, tín dụng quý cuối năm thường tăng 1,5- 2 lần so với các quý khác. Nếu không nới thêm room tín dụng, ngành ngân hàng sẽ phải cân nhắc đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Do đó, 14% là chỉ tiêu có thể phù hợp ở thời điểm hiện nay nhưng chưa chắc đã phù hợp đến cuối năm nay.

>>Nới room tín dụng hay không?

Còn dư địa nới thêm?

Áp lực lạm phát của Việt Nam không đến từ tiền tệ mà đến từ chi phí đẩy, cộng với áp lực nhập khẩu lạm phát từ các nền kinh tế lớn đang mạnh tay tăng lãi suất. Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng NHNN nên nới hạn mức tín dụng để hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Theo chuyên gia TS. Nguyễn Xuân Thành từ ĐH Fulbright, Việt Nam không nằm trong nhóm chịu áp lực lạm phát vì nhập khẩu lương thực, mà ngược lại chúng ta đang xuất khẩu lương thực ròng dương. Do đó, việc mạnh tay thắt chặt tiền tệ sẽ phải cân nhắc rất kỹ. Thay vào đó, nếu áp lực lạm phát chỉ đến từ phía giá dầu, vẫn có thể dùng chính sách tài khóa, như cắt giảm thuế, phí, thay vì áp dụng các biện pháp tiền tệ.

Trên thực tế, Việt Nam vẫn đã, đang điều hành, ứng phó áp lực lạm phát theo hướng cắt giảm một loạt các chính sách thuế phí để tiếp tục hạ nhiệt giá hàng hóa, đặc biệt là giá xăng dầu. Nếu "nút thắt" giá xăng dầu được tháo gỡ, việc mở rộng tín dụng "phù hợp", có thể không đến mức 16- 17% như mong đợi, vẫn còn được hứa hẹn.

Tuy vậy, một lưu ý là tỷ lệ dư nợ tín dụng/ GDP của Việt Nam đã rất cao (>140%). Trong 6 tháng qua, Việt Nam đã cung tiền mới ra thị trường cũng khá cao so với cùng kỳ năm trước. Do đó, NHNN với quan điểm thận trọng sử dụng chính sách tiền tệ, sẽ càng thêm thận trọng hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Nới room tín dụng hay không?

    04:30, 25/02/2022

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 23/03: Nới room tín dụng

    04:21, 23/02/2022

  • NHNN xem xét nới room tín dụng dài hạn cho các TCTD

    05:30, 27/12/2021

  • Cho vay kiểu gì khi nới room tín dụng?

    16:00, 28/11/2021

  • Loạt ngân hàng được nới room tín dụng quý cuối năm 2021

    05:20, 25/11/2021

  • Ngân hàng nào được nới room tín dụng cao nhất vào cuối năm?

    05:17, 16/11/2021

  • Nới room tín dụng có làm tăng lãi vay?

    11:05, 27/06/2021

  • Sẽ nới room tín dụng cho các ngân hàng hết chỉ tiêu

    05:45, 17/06/2021

LÊ MỸ