Nới room tín dụng để hỗ trợ lãi suất

HÀ ANH 19/08/2022 12:00

Nhiều ý kiến lo ngại gói hỗ trợ lãi suất sẽ không mấy phát huy tác dụng do dư địa cho vay của nhiều nhà băng không còn trong cuối năm nay.

>>> Vẫn còn áp lực tăng lãi suất cho vay

Nếu không được nới room tín dụng, không ít nhà băng sẽ “ngồi chơi xơi nước”, hoặc chỉ lo thu hồi nợ mới có thể cho vay thêm.

 Tăng trưởng tín dụng của một số ngân hàng 6 tháng đầu năm.

Tăng trưởng tín dụng của một số ngân hàng 6 tháng đầu năm.

Eo hẹp hạn mức

Không ít ngân hàng đã sử dụng gần hết, thậm chí sài quá cả hạn mức tín dụng được phân bổ hồi đầu năm nay. Trong khi đó, nhu cầu tín dụng được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh, nhất là khi gói hỗ trợ lãi suất đã được triển khai. Đó chính là lý do nhiều ngân hàng đã lên tiếng đề nghị NHNN nới room tín dụng.

Ông Trần Phương, Phó Tổng giám đốc BIDV, cho biết bắt đầu từ quý 4/2021 đến nay, nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng rất mạnh. Trong khi đó, room tín dụng 10% mà NHNN cấp cho BIDV là không thể đáp ứng. Vì vậy rất mong NHNN nới room tín dụng cho BIDV và các TCTD khác để triển khai gói hỗ trợ lãi suất hiệu quả.
Trong 6 tháng đầu năm nay, tín dụng đã tăng 9,35%, trong khi hạn mức tín dụng cả năm chỉ là 14%, có nghĩa những tháng cuối năm chỉ có gần 500.000 tỷ đồng tín dụng nữa, chưa bằng một nửa so với con số đầu năm. Điều đó sẽ hạn chế rất nhiều hiệu quả của gói hỗ trợ lãi suất.

>>> Thông điệp của Thống đốc và room tín dụng

Cần nới room sớm

Dù nhiều ngân hàng đã cạn room tín dụng, nhưng đến nay chưa có ngân hàng nào được nới do NHNN lo ngại áp lực lạm phát. “Nếu nới room tín dụng theo nhu cầu của các ngân hàng, lượng tiền đổ vào nền kinh tế sẽ rất lớn, từ đó tạo áp lực lên lạm phát”, ông Phạm Chí Quang - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ thuộc NHNN cho biết.

Thừa nhận áp lực lạm phát là có, song nhiều chuyên gia cho rằng, áp lực lạm phát cũng không quá lớn khi mà lạm phát cả năm dự báo vẫn được kiểm soát dưới mức mục tiêu 4%. Do đó, cần sớm nới room tín dụng.
Ông Phạm Xuân Hòe, Chuyên gia ngân hàng cho rằng, áp lực lạm phát hiện tại chủ yếu là do chi phí đẩy, nghĩa là nó không xuất phát từ yếu tố tiền tệ, nên các công cụ chính sách tiền tệ hầu như không thể phát huy tác dụng. Do đó, không nên dùng công cụ hạn mức tín dụng để kiểm soát lạm phát.

Ngay cả Ngân hàng Thế giới cũng cho rằng, do lạm phát cơ bản vẫn được kiểm soát và nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm dưới mức tiềm năng, nên chính sách tiền tệ nới lỏng dường như vẫn phù hợp ở thời điểm hiện tại.

Có thể bạn quan tâm

  • Hẹp room tín dụng

    Hẹp room tín dụng

    12:30, 25/06/2022

  • Nên bỏ room tín dụng

    Nên bỏ room tín dụng

    13:00, 08/06/2022

  • Nới room tín dụng hay không?

    Nới room tín dụng hay không?

    04:30, 25/02/2022

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 23/03: Nới room tín dụng

    ĐIỂM BÁO NGÀY 23/03: Nới room tín dụng

    04:21, 23/02/2022

HÀ ANH