Số hoá để trở thành ngân hàng số đúng nghĩa
Để thực hiện chuyển đổi số, bản thân các ngân hàng đã xác định phải ứng dụng công nghệ và số hoá để trở thành một ngân hàng số đúng nghĩa.
>>Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025
Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán NHNN cho biết tại cuộc Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Ngành Ngân hàng tiên phong chuyển đổi số: Để toàn dân tham gia, toàn dân hưởng lợi do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức, ngày 28/9.
Theo ông Lê Anh Dũng, để thực hiện chuyển đổi số, bản thân các ngân hàng đã xác định phải ứng dụng công nghệ và số hoá để trở thành một ngân hàng số đúng nghĩa, làm sao để người dân là chủ nhân đích thực của công cuộc chuyển đổi số ngành ngân hàng.
“Theo khảo sát của chúng tôi, 95% đã xây dựng chiến lược chuyển đổi số và các ngân hàng Việt Nam đã tích cực, chủ động trong việc nắm vững công nghệ 4.0, chẳng hạn như là điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn… để số hoá, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trên hệ thống số”, ông Lê Anh Dũng nói.
Trên nghĩa tích cực của chuyển đổi số, ông Lê Anh Dũng đánh giá ngành ngân hàng bước đầu đã đầu tư 15.000 tỷ đồng cho hoạt động này và đã thu được những thành quả rất tích cực.
>>Các hợp tác xã phải chủ động chuyển đổi số để tồn tại và phát triển
>>Thách thức chuyển đổi số trong khu vực công ở Việt Nam
>>Cà Mau: Chuyển đổi số tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội
“Việt Nam là một trong những nước ứng dụng ngân hàng số hàng đầu khi tỉ lệ tăng trưởng 40% chỉ trong thời gian ngắn. Đại dịch đã giúp ngắn chuyển đổi số ngành ngân hàng, cả ngân hàng và người dân đều được hưởng lợi vì điều này”, ông Lê Anh Dũng nhấn mạnh.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Phúc Dương, Phó Giám đốc Khối Công nghệ thông tin & Ngân hàng điện tử HDBank kiêm Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số cho biết, HDBank từ nhiều năm qua đã xác định đầu tư công nghệ với chuyển đổi số là yếu tố bắt buộc và định hướng để trở thành ngân hàng số hạnh phúc - Happy Digital Bank.
Với một số kết quả trong thời gian vừa qua, HDBank là 1 trong 4 ngân hàng đầu tiên triển khai thí điểm eKYC - định danh khách hàng trực tuyến và cũng nâng dần lên để thông qua video call để nâng dần hạn mức giao dịch của khách hàng. Ngân hàng cũng đẩy mạnh ứng dụng robot tự động hoá các quy trình vận hành để tiết kiệm chi phí và tăng thời gian xử lý các hoạt động của ngân hàng.
Ngoài ra, mục tiêu HDBank đẩy mạnh là tập trung theo chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt. Thời gian qua, HDBank tập trung đẩy mạnh triển khai thẻ cũng như phối hợp với một số đối tác lớn như Petrolimex, Vietjet Air để triển khai thẻ đồng thương hiệu, thẻ 4 trong 1 (thẻ quốc dân) để triển khai cho tất cả người dân.
Ngân hàng đã triển khai cho hơn 5.000 POS cho các điểm giao dịch của Petrolimex. Đây là tiện ích rất quan trọng để hỗ trợ cho người dân thực hiện các giao dịch đổ xăng không cần sử dụng tiền mặt.
Bên cạnh đó, HDBank cũng chú trọng nền tảng thanh toán trực tuyến để dịch chuyển dần các giao dịch tại quầy truyền thống sang giao dịch số. Tập trung đẩy mạnh các ứng dụng thông qua kênh Mobile app của HDBank và rất nhiều sản phẩm đã được triển khai trên ứng dụng Mobile app này.
Một phần không thể thiếu của HDBank trong thời gian dịch COVID-19 vừa qua là tập trung triển khai các kênh hỗ trợ cho khách hàng doanh nghiệp có thể mở tài khoản trực tuyến, giải ngân trực tuyến, phát hành L/C trực tuyến….
HDBank triển khai các website liên kết cho 63 tỉnh, thành phố và trên website có hỗ trợ các sản phẩm đặc thù theo từng tỉnh, thành. Từ đó người dân ở các tỉnh, thành phố vào website đó để thực hiện các giao dịch của ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm
Chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp Việt Nam - kinh nghiệm từ Hoa Kỳ
11:10, 25/09/2022
Thách thức chuyển đổi số trong khu vực công ở Việt Nam
05:00, 17/09/2022
Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025
11:20, 15/09/2022
Hải Dương: Ứng dụng chuyển đổi số thông minh vào nông thôn mới để nâng cao giá trị nông nghiệp
20:02, 14/09/2022