“Ẩn số” mới cho lãi suất
Giá dầu với các diễn biến mới khó dự báo sẽ khiến tình hình giảm lạm phát có rủi ro với các nền kinh tế. Đây sẽ là ẩn số đáng chú ý khi dự báo lãi suất.
>> Giá dầu 2023 có còn nóng?
Nga vừa thông báo sẽ cắt giảm sản lượng 500.000 thùng dầu/ngày từ tháng 3 tới. Sau thông báo, giá dầu Brent tăng gần 3%. Động thái này được cho là Nga phản ứng lại việc EU và G7 áp giá trần lên dầu Nga.
Đối với việc cắt giảm sản lượng của Nga, chúng tôi cho rằng ít tác động đến giá dầu (do chỉ chiếm sản lượng thấp 0,5% toàn cầu) và chuỗi cung ứng dầu đang thay đổi theo hướng phân chia lại nhà cung ứng và khách hàng. Mục tiêu của Saudi Arabia và OPEC+ với mức sản lượng dưới mục tiêu kéo dài sẽ là nhân tố giúp duy trì nền giá dầu cao, đặc biệt là mức Saudi Arabia mong muốn. Từ đó, giá dầu khó tạo ra một xu hướng tăng lớn trong ngắn hạn nhưng sẽ dễ đi ngang ở vùng giá cao hiện tại. Việc này khiến lạm phát toàn cầu khó có các bước hạ nhiệt mạnh trong năm 2023 như một số nhà phân tích lạc quan dự báo.
Lưu ý trong tuần trước, nhóm ngân hàng Big 4 đã có cuộc họp, thống nhất sẽ hạ lãi suất huy động dân cư, dẫn đến kỳ vọng sẽ lan tỏa ít nhiều khả năng giảm lãi suất tới các ngân hàng thương mại. Và thực tế việc hạ lãi suất này đã, đang diễn ra.
Theo tính toán từ động thái của các ngân hàng ban đầu như BIDV áp dụng lãi suất huy động tối đa từ 6 tháng trở lên đối với tổ chức 8,5%/năm và đối với cá nhân mức 8,7%/năm, thì mức lãi suất kéo giảm được cho sẽ là khoảng 0,2%, khá thấp nhưng vẫn có cơ sở để trông đợi.
Mặt khác, còn nhớ trong năm 2022, khi nhóm ngân hàng Big 4 kiên trì giữ lãi suất thấp, thì mặt bằng lãi suất huy động vẫn bị đẩy lên cao do nhu cầu bù đắp và củng cố thanh khoản. Nên chưa thể khẳng định hoàn toàn là “kịch bản” này sẽ không lặp lại.
Có thể bạn quan tâm