Chủ tịch OCB: Số hóa đang trở thành kênh chính trong giao dịch ngân hàng
Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch OCB - cho biết vai trò của kênh số hóa đối với ngân hàng ngày càng quan trọng, thậm chí chiếm trên 90% giao dịch...
>>OCB tăng cường quản trị rủi ro và số hóa trong đầu năm 2023
Số hóa các hoạt động ngân hàng và ứng dụng đưa vào các sản phẩm dịch vụ, phát triển ngân hàng số trở thành kênh giao dịch chính đang là xu hướng, cũng là chiến lược phát triển tất yếu của các ngân hàng nói chung trên thị trường.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) 2023 của Ngân hàng TMCP Phương Đông (HoSE: OCB), ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch OCB - cho biết: Trong năm 2022 vừa qua, OCB tiếp tục dành nhiều nguồn lực để phát triển công nghệ. Theo đó, khối công nghệ và chuyển đổi số có nhiều bước tiến lớn về mặt quy trình, hiện đại hóa các hệ thống của ngân hàng. Những cải tiến này nhắm hướng đến vận hành hệ thống ổn định, cung cấp dịch vụ công nghệ tốt, đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
Cụ thể, trong năm 2022, OCB đã hoàn thành việc nâng cấp ngân hàng số OCB OMNI phiên bản 3.0 với giao diện mới tinh gọn và thân thiện, bổ sung nhiều tính năng mới giúp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và tăng mức độ gắn kết của khách hàng với OCB. Theo Chủ tịch OCB, nhờ đó đến 31/12/2022, OCB có 2 triệu khách hàng sử dụng OCB OMNI, tăng 63 so với năm 2021.
“Vai trò của kênh số ngày càng tăng, trở thành kênh giao dịch chính chiếm trên 90% số lượng giao dịch của ngân hàng”, ông Tuấn khẳng định.
Trước đó, trao đổi cùng Diễn Đàn Doanh Nghiệp, ông Nguyễn Đình Tùng -Tổng Giám đốc OCB- cũng cho biết OCB đang nỗ lực “mỗi ngày một mới” với ứng dụng số hóa, mục tiêu đến 2025, OCB sẽ triển khai giao dịch số và phê duyệt số 100% (có thể nói là số hóa toàn bộ quy trình vận hành, kinh doanh) trên toàn hàng. Như vậy với kết quả mà Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn nêu, OCB đã “đi nhanh”, hứa hẹn có thể đạt mục tiêu 100% số hóa hoạt động giao dịch ngân hàng sớm.
>>OCB và những điểm sáng trong bức tranh kinh doanh năm 2022
Ghi nhận cho thấy năm 2023, số hóa cũng được ứng dụng vào hoạt động quản trị rủi ro của OCB. Ủy ban Quản lý rủi ro của ngân hàng này đã có các kỳ họp phê duyệt mô hình xếp hạng tín dụng cho khách hàng cá nhân vay mua nhà do đối tác BCG xây dựng (A-Score KHCN vay mua nhà Unlock Dream Home), thúc đẩy hiện quả của việc kết hợp với nền tảng đối tác để triển vay cho vay mua nhà trên kênh số một cách hiệu quả, an toàn. Với giải pháp vay mua nhà trực tuyến Unlock Dream Home, mặc dù mới được tung ra thị trường từ tháng 3/2022 nhưng đến nay, nền tảng này đã có hơn 300.000 lượt truy cập vào website Unlock Dream Home, gần 8.000 người đăng ký được tư vấn, hơn 100.000 bất động sản đa dạng ở nhiều tỉnh thành, cùng hàng ngàn khách hàng tiếp cận được khoản vay và sở hữu ngôi nhà mơ ước.
Bên cạnh đó, là mô hình xếp hạng tín dụng của Lionbank, một ngân hàng số dành cho thế hệ trẻ đã được OCB cho ra mắt trong năm qua....
Theo vị Chủ tịch HĐQT, một trong những định hướng của ngân hàng này trong năm 2023, sẽ là tiếp tục chú trọng đầu tư và phát triển các dự án về chuyển đổi số; triển khai các ý tưởng kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ số cũng như cung cấp nhiều sản phẩm chuyên biệt cho từng đối tượng khách hàng.
Có thể nói, không chỉ OCB đang ráo riết thúc đẩy số hóa trên toàn hàng, chuyển đổi số với các nhà băng trên thị trường nói chung, giờ đây không còn là “đi theo dòng nước”, theo xu hướng, theo xu thế, mà là chiến lược, trở thành nền tảng kinh doanh tất yếu trong kỷ nguyên số, khi người người nhà nhà đều “di cư” lên không gian số để mua sắm, giao dịch, thanh toán… thực hiện các nhu cầu tất yếu và cơ bản trong cuộc sống.
Cũng tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, Chủ tịch OCB chia sẻ về một trong những định hướng của ngân hàng này trong năm 2023, sẽ là tiếp tục chú trọng đầu tư và phát triển các dự án về chuyển đổi số; triển khai các ý tưởng kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ số cũng như cung cấp nhiều sản phẩm chuyên biệt cho từng đối tượng khách hàng.
OCB hiện cũng đang áp dụng tiêu chuẩn Basel II nâng cao và Basel III, tiếp tục tiến tới nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế khác như IFRS 9 để đảm bảo hiệu quả quản trị rủi ro liên tục được nâng cao, giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả, bền vững.
Kết thúc 2022, OCB tăng trưởng tín dụng 18,5% - cao hơn so với bình quân chung của thị trường, tổng tài sản đạt 193.994 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 4.389 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 1,71%. Ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 2023 lên 37% so với 2022, trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng kỳ vọng theo hạn mức Ngân hàng Nhà nước phê duyệt là 20%.
Có thể bạn quan tâm
OCB thông báo di dời và khai trương trụ sở mới PGD Nam Đà Nẵng
05:00, 21/04/2023
OCB được cấp phép mở mới 9 điểm giao dịch trong năm 2023
05:00, 28/03/2023
OCB công bố hoàn thành triển khai và áp dụng Basel III và ILAAP
04:50, 21/11/2022
OCB tung sản phẩm dành cho khách hàng đấu thầu trên hệ thống VNEPS
08:00, 09/11/2022
OCB VietQR - Xu hướng thanh toán trong kỷ nguyên công nghệ 4.0
04:40, 09/11/2022