Dư địa hạ lãi suất không còn nhiều

NGUYỄN MINH TUẤN, CEO AFA Capital 11/05/2023 08:00

Nếu chỉ chăm chăm nhìn vào chính sách tiền tệ, thì dư địa để hạ lãi suất sẽ rất mỏng, chưa kể có độ trễ để chính sách thẩm thấu. Vì vậy, sự quyết liệt của chính sách tài khóa được kỳ vọng nhiều hơn.

>>Kỳ vọng NHNN có thêm một đợt giảm lãi suất điều hành

Trong cuộc họp báo mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra ý kiến rằng chính sách tiền tệ đang có vấn đề, lúc thì thả ra quá nhanh lúc siết lại quá chặt, khiến cho các doanh nghiệp ngày càng khó khăn. Điều đó cũng có nghĩa là, chính sách tiền tệ của chúng ta khi thực hiện có độ trễ và việc liên tục tăng lãi suất hoặc hạ lãi suất sẽ ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp.

Mục tiêu, nhiệm vụ chính sách tiền tệ năm nay là vừa kiểm soát lạm phát, vừa đảm bảo tăng trưởng, nhưng phải hỗ trợ doanh nghiệp...

Mục tiêu, nhiệm vụ chính sách tiền tệ năm nay là vừa kiểm soát lạm phát, vừa đảm bảo tăng trưởng, nhưng phải hỗ trợ doanh nghiệp...

Có thể thấy, Việt Nam đang đặt trong bối cảnh nền lạm phát hạ nhiệt, song lạm phát lõi vẫn không giảm và tăng trưởng GDP cả quý 1 chỉ ở mức 3,32% là tương đối thấp, chúng tôi đánh giá số liệu quý 2 tới đây cũng sẽ không khả quan hơn nhiều. Bởi vì chỉ số IIP và PMI, các số liệu tuy có dấu hiệu phục hồi nhẹ trong tháng 4 nhưng cũng rất thấp so với mức nền cao của năm ngoái.

Câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay là liệu có làn sóng hạ lãi suất tiếp theo không? Tại Diễn đàn toàn cảnh ngân hàng năm 2023 mới đây, Vụ trưởng vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước chia sẻ, mục tiêu, nhiệm vụ chính sách tiền tệ năm nay là vừa kiểm soát lạm phát, vừa đảm bảo tăng trưởng, nhưng phải hỗ trợ doanh nghiệp và vẫn đảm bảo cân đối vĩ mô, ổn định tỷ giá.

Vì vậy, dư địa của những người làm chính sách năm 2023 sẽ không còn nhiều, trong bối cảnh lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã ở mức cao và dư địa để hạ lãi suất điều hành rất mong manh. Trong khi đó, nếu tiếp tục hạ lãi suất điều hành thì Ngân hàng Nhà nước sẽ phải cân đối vấn đề về tỷ giá.

Thực tế, nếu có thể hạ lãi suất và chấp nhận định giá VND thấp đi, tỷ giá cao lên nhằm hỗ trợ tăng trưởng, thì đó cũng là một phương án. Tuy nhiên, theo Vụ trưởng vụ Chính sách Ngân hàng Nhà nước phân tích, riêng chính sách tiền tệ thì chỉ cần “sai một li sẽ đi một dặm”.

Điều này hàm ý rằng, Ngân hàng Nhà nước đang hết sức cân đối chi tiết, để trong phạm vi của mình có thể hỗ trợ nền kinh tế tối đa. Do đó, nếu chúng ta kỳ vọng một đợt hạ lãi suất thì khả năng vẫn có, nhưng còn phải tính toán nhiều điều kiện khác.

>>Linh hoạt chính sách tiền tệ: Động lực cho tăng trưởng quý 2

Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã nhìn thấy mối quan hệ rất rõ giữa lãi suất và tỷ giá. Khi Fed ngừng tăng lãi suất và lãi suất liên ngân hàng của Việt Nam đang duy trì ổn định ở mức cao (5%), thì hiện tại chưa có áp lực nào đối với tỷ giá. Chúng ta đang có thuận lợi là vẫn xuất siêu trong bối cảnh tổng cả xuất nhập khẩu đều giảm, nhưng đó cũng không phải sức ép.

có nhiều đề xuất là phía ngân hàng nên cân nhắc giảm phí dịch vụ, nhằm tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Có nhiều đề xuất là phía ngân hàng nên cân nhắc giảm phí dịch vụ, nhằm tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Thêm vào đó, số liệu của Ngân hàng Nhà nước công bố là đã mua dự trữ 6 tỷ USD ngoại hối, nên nếu phải lựa chọn giữa hạ lãi suất để tỷ giá tăng trưởng khoảng từ 1-2%, thì cũng có thể hỗ trợ một phần cho nền kinh tế. Theo góc nhìn của tôi, là luôn muốn hỗ trợ nền kinh tế bằng việc hạ lãi suất cơ bản, bởi hiện tại vẫn có vấn đề giữa ngân hàng trung ương với các ngân hàng thương mại.

Cụ thể, mặc dù lãi suất cơ bản hạ nhưng lãi suất cho vay cũng như lãi suất huy động thực sự trên thị trường vẫn chưa giảm mạnh, vì cần thời gian để thẩm thấu tất cả các tác động chính sách này. Thời gian để chính sách tiền tệ có thể tác động đến thị trường là khoảng từ 3-6 tháng.

Một điểm đáng chú ý là, chúng ta cần phải nhìn nhận ở một khía cạnh khác nữa, rằng việc hạ lãi suất có thực sự hỗ trợ nền kinh tế hay không, vì tốc độ tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay so với cuối năm 2022 là rất thấp. Trong khi vấn đề hiện tại không hẳn nằm ở lãi suất, mà ở việc các doanh nghiệp không có đơn hàng. Một nền kinh tế như Việt Nam thì dù lãi suất có rẻ đến mấy, nhưng nếu sản xuất ra mà không có người mua sẽ là câu chuyện nan giải. Chính vì vậy, trong thời gian tới, vấn đề chúng ta cần phải xử lý mạnh mẽ hơn là tiêu dùng trong nước.

Đặc biệt, chính sách của Nhà nước phải làm sao giảm trừ trực tiếp các chi phí cho doanh nghiệp thông qua chính sách tài khóa như thuế, phí,... Kể cả việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, cũng có nhiều đề xuất là phía ngân hàng nên cân nhắc giảm phí dịch vụ, nhằm tăng sức cạnh tranh và giúp doanh nghiệp có đơn hàng quốc tế, thì đó mới là giải pháp căn cơ.

Tôi đang nhìn thấy rằng, nếu chúng ta chỉ chăm chăm nhìn vào chính sách tiền tệ, thì dư địa để hạ lãi suất sẽ rất mỏng, chưa kể tác dụng của nó đối với nền kinh tế trong bối cảnh độ thẩm thấu cần một khoảng thời gian nhất định. Vì thế tôi vẫn đang kỳ vọng vào sự quyết liệt của chính sách tài khóa nhiều hơn.

Thứ nhất, là đẩy mạnh đầu tư công, đặc biệt là cơ chế nhận trách nhiệm và cơ chế hoàn thiện cam kết với các dự án. Thứ hai, là giảm các loại thuế, phí cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp gia tăng nguồn lực cho sản xuất kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm

  • Mong đợi Fed đảo chiều chính sách tiền tệ

    04:00, 10/05/2023

  • Linh hoạt chính sách tiền tệ: Động lực cho tăng trưởng quý 2

    05:10, 06/05/2023

  • Mong manh hy vọng nới lỏng chính sách tiền tệ của Fed

    05:00, 04/05/2023

  • Giá vàng tiếp tục giảm do lo ngại chính sách tiền tệ thắt chặt

    15:40, 01/05/2023

NGUYỄN MINH TUẤN, CEO AFA Capital