Lừa đảo tiền ảo: Sự hối thúc về một khung pháp lý đầy đủ

Như Mai/TheLEADER 10/04/2018 19:20

Việc đường dây lừa đảo tiền ảo iFan hơn 15.000 tỷ mới đây bị phát giác càng làm gia tăng sự lo lắng và cho thấy yêu cầu quản lý cấp thiết từ phía chính phủ.

Có thể bạn quan tâm

  • TP HCM: Dân treo băng rôn tố đường dây lừa đảo bằng tiền ảo 15.000 tỷ đồng

    19:51, 08/04/2018

  • Cựu Giám đốc sàn giao dịch Bitcoin không còn tin vào tiền ảo

    04:26, 08/04/2018

  • Cửa khép dần với tiền ảo

    12:04, 24/03/2018

  • Khi giấc mơ làm giàu sập bẫy đa cấp

    12:27, 10/04/2018

Lừa đảo theo mô hình đa cấp

Để hiểu rõ thêm về cách thức công ty Modern Tech, cụ thể là Lion Team lừa đảo vài chục nghìn người, hãy theo dõi câu chuyện của anh N.P, một kỹ sư thủy sản ở Nha Trang, người đã "nướng" gần 80 triệu đồng vào iFan.

Hình ảnh phản đối iFan hôm 8/4 vừa qua. Ảnh: vietnamfinance

Hình ảnh phản đối iFan hôm 8/4 vừa qua. Ảnh: vietnamfinance

Anh N.P cho biết, anh đã bỏ khoảng 80 triệu đồng mua iFan qua lời giới thiệu của một số người chơi tiền ảo và qua một số bài quảng báo trên truyền thông.

"Đó là vào thời điểm khoảng tháng 8/2017 hoặc 9/2017. Ban đầu giá mua 1 iFan tầm 5 USD, tôi đã mua 800 đồng iFan, tương đương 4.000 USD. Và theo cơ chế cho vay của iFan sẽ được giao trước lãi với 48%/1 tháng.

Vài tuần đầu tiên sau khi đầu tư, iFan trả lãi suất đúng như cam kết. Tuy nhiên, tôi không thể rút lãi ra vì iFan cứ nâng dần điều kiện rút lãi, ví dụ 20 triệu đồng hoặc 50 triệu đồng mới cho rút. Lúc đó, chỉ một vài người đủ điều kiện rút còn hầu hết đầu tư số tiền ít như tôi là không thể.

Với việc iFan không ngừng nâng điều kiện cho rút lãi, vào tháng 10, mọi người bắt đầu nghi ngờ uy tín của những người đứng đầu dự án này nhưng chưa có phản ứng gì thái quá vì vẫn hy vọng sẽ rút được tiền lãi sau khi đủ điều kiện. Tới tháng 12, khi rất nhiều người đủ điều kiện rút lãi thì trang web iFan đóng cửa. Cộng với việc nhiều người đầu tư tiền tỷ đi kiện thì lúc này, mọi người mới chắc chắn là mình đã bị lừa", anh N.P kể.

Số tiền mà anh N.P dùng để đầu tư iFan có một phần là của anh, một phần vay mượn của bạn bè và một phần là của gia đình. Thế nên, ngoài buồn vì mất tiền, anh N.P còn buồn vì mất uy tín với người thân và bạn bè.

Dù không phải là người chơi chuyên nghiệp, anh N.P cũng có tìm hiểu về công nghệ blockchain và bitcoin. Có thể nói, lòng tham và chính hiểu biết nửa mùa về các đồng tiền ảo đã hại anh N.P và vài chục ngàn người khác.

Theo anh N.P, có ba nguyên nhân khiến anh quyết định đầu tư sai lầm.

Đầu tiên, dù biết iFan là hình thức ICO lending (huy động vốn theo hình thức đa cấp) nhưng anh vẫn quyết định đầu tư. Bởi, anh cho rằng trên thế giới, những dự án như thế này có rất nhiều và đều thành công. Hơn nữa, những người đứng đầu dự án iFan còn quảng cáo rằng, công ty Modern Tech đến từ Singapore. Theo đánh giá của anh P.N, mức lãi 48% không quá cao nếu so với nhiều dự án ICO lending trên thế giới.

Thứ hai, anh tin vào tính hiệu quả của dự án này và cả iFan qua các bài thuyết trình, quảng cáo bài bản và rầm rộ trên truyền thông. Đồng tiền iFan cũng được niêm yết trên Livecoin. Trong buổi ra mắt dự án, iFan mời không ít ca sỹ tên tuổi đến hát, sau đó sử dụng hình ảnh của họ để quảng cáo.

"Ví dụ Bitcoin nó đâu nói tiền mình đầu tư làm gì đâu, mà nó cũng trả lãi đó thôi. Quan trọng là tụi này lừa", anh N.P đã trả lời như thế khi chúng tôi hỏi: Lời giải thích về mục đích sử dụng tiền của nhà đầu tư từ iFan khá mù mờ như thế, tại sao anh N.P không buồn thắc mắc.

Cuối cùng và quan trọng nhất, là Tuấn Scam, tên thật là Lê Ngọc Tuấn, đại diện Lion Team, một trong những ông chủ của dự án iFan cũng ra mặt. Theo anh N.P, anh tin vào uy tín của Tuấn thì mới đầu tư vì các dự án đa cấp về tiền ảo trước kia của Tuấn đều thành công.

Tâm lý đầu cơ tiền ảo cao của người Việt

Một số thống kê gần đây chỉ ra rằng Việt Nam luôn đứng trong top đầu các quốc gia về lượng truy cập sàn giao dịch cũng như những trang web về tiền ảo.

Hồi đầu tháng 2 vừa qua, trang giá tiền ảo lớn và uy tín nhất thế giới, Coinmarketcap đã bổ sung hệ Tiếng Việt trong số các ngôn ngữ có sẵn của các quốc gia lớn, sở hữu giá trị trao đổi Bitcoin cao như tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc.

Tại một số sàn giao dịch, lượng truy cập từ Việt Nam cũng ở mức cao. So với khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng đầu trên sàn Binance tính theo lượng người sử dụng. Theo dữ liệu của trang similarweb.com, Việt Nam chỉ đứng sau Mỹ về lượng truy cập Binance.

Theo cập nhật của cryptocompare, VND là đồng tiền được dùng để thanh toán tiền ảo lớn thứ tư thế giới, sau Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và bỏ qua đồng EUR.

Sự chưa đầy đủ trong khuôn khổ pháp lý

Mặc dù sự quan tâm tiền ảo lớn như vậy, Việt Nam hiện vẫn thiếu một khuôn phổ pháp lý chính thức.

Hồi đầu tháng Một vừa qua, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã có văn bản yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước khẩn trương nguyên cứu, đề xuất việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để quản lý tiền ảo tại Việt Nam và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/1/2018. Cho đến nay, chưa có thêm bất cứ một văn bản nào được đưa ra.

Theo đánh giá của ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV, tiền kỹ thuật số là sản phẩm tài chính dựa trên nền tảng công nghệ và có tính đầu cơ nhiều hơn là đầu tư.

Ông Đặng Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng Tài chính (Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng, việc đầu tư vào đồng tiền mã hóa này không ít rủi ro do Bitcoin hiện đã vượt xa những bong bóng khác cộng lại bởi giá của đồng tiền này biến động khôn lường trong năm qua.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

Theo đó, về chế tài xử lý, việc vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính với mức từ 150 triệu đến 200 triệu đồng. Đồng thời, từ ngày 1/1/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp, bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Do đó, các nhà đầu tư tại Việt Nam sẽ gặp phải rủi ro cao bởi chưa được pháp luật bảo vệ.

Nhà sáng lập cộng đồng Bitcoin+ Việt Nam, ông Lê Huy Hòa khuyến cáo mỗi người cần tìm hiểu và tự chịu trách nhiệm với khoản tiền của mình và số lượng nhiều hay ít phụ thuộc vào thời điểm cụ thể. Trước khi quyết định rót tiền, nhà đầu tư nên tìm hiểu thật kĩ và thậm chí có thể thuê chuyên gia tư vấn. 

Lừa đảo theo mô hình đa cấp

Để hiểu rõ thêm về cách thức công ty Modern Tech, cụ thể là Lion Team lừa đảo vài chục nghìn người, hãy theo dõi câu chuyện của anh N.P, một kỹ sư thủy sản ở Nha Trang, người đã "nướng" gần 80 triệu đồng vào iFan.

Anh N.P cho biết, anh đã bỏ khoảng 80 triệu đồng mua iFan qua lời giới thiệu của một số người chơi tiền ảo và qua một số bài quảng báo trên truyền thông.

"Đó là vào thời điểm khoảng tháng 8/2017 hoặc 9/2017. Ban đầu giá mua 1 iFan tầm 5 USD, tôi đã mua 800 đồng iFan, tương đương 4.000 USD. Và theo cơ chế cho vay của iFan sẽ được giao trước lãi với 48%/1 tháng.

Vài tuần đầu tiên sau khi đầu tư, iFan trả lãi suất đúng như cam kết. Tuy nhiên, tôi không thể rút lãi ra vì iFan cứ nâng dần điều kiện rút lãi, ví dụ 20 triệu đồng hoặc 50 triệu đồng mới cho rút. Lúc đó, chỉ một vài người đủ điều kiện rút còn hầu hết đầu tư số tiền ít như tôi là không thể.

Với việc iFan không ngừng nâng điều kiện cho rút lãi, vào tháng 10, mọi người bắt đầu nghi ngờ uy tín của những người đứng đầu dự án này nhưng chưa có phản ứng gì thái quá vì vẫn hy vọng sẽ rút được tiền lãi sau khi đủ điều kiện. Tới tháng 12, khi rất nhiều người đủ điều kiện rút lãi thì trang web iFan đóng cửa. Cộng với việc nhiều người đầu tư tiền tỷ đi kiện thì lúc này, mọi người mới chắc chắn là mình đã bị lừa", anh N.P kể.

Số tiền mà anh N.P dùng để đầu tư iFan có một phần là của anh, một phần vay mượn của bạn bè và một phần là của gia đình. Thế nên, ngoài buồn vì mất tiền, anh N.P còn buồn vì mất uy tín với người thân và bạn bè.

Dù không phải là người chơi chuyên nghiệp, anh N.P cũng có tìm hiểu về công nghệ blockchain và bitcoin. Có thể nói, lòng tham và chính hiểu biết nửa mùa về các đồng tiền ảo đã hại anh N.P và vài chục ngàn người khác.

Theo anh N.P, có ba nguyên nhân khiến anh quyết định đầu tư sai lầm.

Đầu tiên, dù biết iFan là hình thức ICO lending (huy động vốn theo hình thức đa cấp) nhưng anh vẫn quyết định đầu tư. Bởi, anh cho rằng trên thế giới, những dự án như thế này có rất nhiều và đều thành công. Hơn nữa, những người đứng đầu dự án iFan còn quảng cáo rằng, công ty Modern Tech đến từ Singapore. Theo đánh giá của anh P.N, mức lãi 48% không quá cao nếu so với nhiều dự án ICO lending trên thế giới.

Thứ hai, anh tin vào tính hiệu quả của dự án này và cả iFan qua các bài thuyết trình, quảng cáo bài bản và rầm rộ trên truyền thông. Đồng tiền iFan cũng được niêm yết trên Livecoin. Trong buổi ra mắt dự án, iFan mời không ít ca sỹ tên tuổi đến hát, sau đó sử dụng hình ảnh của họ để quảng cáo.

"Ví dụ Bitcoin nó đâu nói tiền mình đầu tư làm gì đâu, mà nó cũng trả lãi đó thôi. Quan trọng là tụi này lừa", anh N.P đã trả lời như thế khi chúng tôi hỏi: Lời giải thích về mục đích sử dụng tiền của nhà đầu tư từ iFan khá mù mờ như thế, tại sao anh N.P không buồn thắc mắc.

Cuối cùng và quan trọng nhất, là Tuấn Scam, tên thật là Lê Ngọc Tuấn, đại diện Lion Team, một trong những ông chủ của dự án iFan cũng ra mặt. Theo anh N.P, anh tin vào uy tín của Tuấn thì mới đầu tư vì các dự án đa cấp về tiền ảo trước kia của Tuấn đều thành công.

Tâm lý đầu cơ tiền ảo cao của người Việt

Một số thống kê gần đây chỉ ra rằng Việt Nam luôn đứng trong top đầu các quốc gia về lượng truy cập sàn giao dịch cũng như những trang web vềtiền ảo.

Hồi đầu tháng 2 vừa qua, trang giá tiền ảo lớn và uy tín nhất thế giới, Coinmarketcap đã bổ sung hệ Tiếng Việt trong số các ngôn ngữ có sẵn của các quốc gia lớn, sở hữu giá trị trao đổi Bitcoin cao như tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc.

Tại một số sàn giao dịch, lượng truy cập từ Việt Nam cũng ở mức cao. So với khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng đầu trên sàn Binance tính theo lượng người sử dụng. Theo dữ liệu của trang similarweb.com, Việt Nam chỉ đứng sau Mỹ về lượng truy cập Binance.

Theo cập nhật của cryptocompare, VND là đồng tiền được dùng để thanh toán tiền ảo lớn thứ tư thế giới, sau Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và bỏ qua đồng EUR.

Sự chưa đầy đủ trong khuôn khổ pháp lý

Mặc dù sự quan tâm tiền ảo lớn như vậy, Việt Nam hiện vẫn thiếu một khuôn phổ pháp lý chính thức.

Hồi đầu tháng Một vừa qua, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã có văn bản yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước khẩn trương nguyên cứu, đề xuất việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để quản lý tiền ảo tại Việt Nam và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/1/2018. Cho đến nay, chưa có thêm bất cứ một văn bản nào được đưa ra.

Theo đánh giá của ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV, tiền kỹ thuật số là sản phẩm tài chính dựa trên nền tảng công nghệ và có tính đầu cơ nhiều hơn là đầu tư.

Ông Đặng Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng Tài chính (Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng, việc đầu tư vào đồng tiền mã hóa này không ít rủi ro do Bitcoin hiện đã vượt xa những bong bóng khác cộng lại bởi giá của đồng tiền này biến động khôn lường trong năm qua.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

Theo đó, về chế tài xử lý, việc vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính với mức từ 150 triệu đến 200 triệu đồng. Đồng thời, từ ngày 1/1/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp, bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Do đó, các nhà đầu tư tại Việt Nam sẽ gặp phải rủi ro cao bởi chưa được pháp luật bảo vệ.

Nhà sáng lập cộng đồng Bitcoin+ Việt Nam, ông Lê Huy Hòa khuyến cáo mỗi người cần tìm hiểu và tự chịu trách nhiệm với khoản tiền của mình và số lượng nhiều hay ít phụ thuộc vào thời điểm cụ thể. Trước khi quyết định rót tiền, nhà đầu tư nên tìm hiểu thật kĩ và thậm chí có thể thuê chuyên gia tư vấn. 

Như Mai/TheLEADER