"Không được cho thương nhân kinh doanh khí, gas thuê chai LPG"
Đó là góp ý của Hiệp hội Gas Việt Nam về việc sửa đổi Nghị định thay thế Nghị định 19/2016 về kinh doanh khí.
Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 19, điểm D, Khoản 1, Điều 6 có quy định cho thương nhân xuất - nhập khẩu khí “có chai LPG hoặc hợp đồng thuê chai LPG đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG kinh doanh LPG chai”.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp kinh doanh khí sắp được dỡ bỏ nhiều "rào cản"
08:01, 26/09/2017
Điều kiện kinh doanh khiến doanh nghiệp "khai tử" nhiều?
07:15, 18/07/2017
Mòn mỏi chờ bãi bỏ điều kiện kinh doanh nông nghiệp
05:35, 21/04/2018
Giảm tới 50% điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp
15:54, 18/04/2018
Bộ Giao thông - Vận tải vẫn "lúng túng" khi rà soát điều kiện kinh doanh
04:47, 18/04/2018
Về điều khoản này của dự thảo Nghị định, Hiệp hội Gas Việt Nam cho rằng quy định này là không phù hợp vì dự thảo Nghị định đã bỏ các điều kiện về số lượng chai chứa LPG bắt buộc thuộc sở hữu của thương nhân; mặt khác thuê chai LPG thì chai LPG đó không thuộc sở hữu của thương nhân xuất - nhập khẩu, thương nhân sản xuất, chế biến khí, thương nhân mua bán.
Cũng theo hiệp hội gas Việt Nam trong hoạt động kinh doanh khí, trường hợp xảy ra cháy, nổ thì không rõ thương nhân cho thuê chai LPG hay thương nhân đi thuê chai LPG sẽ phải chịu trách nhiệm.
“Chai LPG là thiết bị chịu áp lực cao, phải tuân thủ tuyệt đối nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quy định khi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng… Chai LPG phải đăng ký nhãn hiệu, kiểm tra an toàn, bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên, kiểm định định kỳ để luôn đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ cháy nổ trong quá trình sử dụng. Do vậy sẽ rất khó khăn trong việc xác định trách nhiệm khi chai LPG đi thuê không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, gây ra cháy nổ, ảnh hưởng tính mạng của người tiêu dùng.
Đặc biệt, nếu cho phép cho thuê và đi thuê chai chứa LPG sẽ có nguy cơ rất cao kích thích hình thành đối tượng chuyên đi thu gom chai chứa LPG của các chủ sở hữu đang lưu hành trên thị trường rồi hoán cải thành các nhãn hiệu khác và cho thuê làm rối thị trường, không kiểm soát được”, Hiệp hội Gas nhấn mạnh.
Do đó, Hiệp hội cho rằng cần bỏ quy định thương nhân kinh doanh khí được thuê chai LPG. Thay vào đó nên quy định tất cả thương nhân kinh doanh LPG dưới mọi hình thức không được thuê chai LPG mà phải bỏ vốn đầu tư chai LPG, có đăng ký nhãn hiệu thuộc sở hữu của mình; trong trường hợp không đầu tư chai LPG thì làm đại lý/cửa hàng bán LPG cho các thương nhân kinh doanh LPG.
Ngoài ra, Hiệp hội cũng đề nghị dự thảo Nghị định bổ sung một Điều về quyền và nghĩa vụ của thương nhân chủ sở hữu chai LPG theo hướng: chủ sở hữu là chủ tài sản chai LPG và được quyền nhận lại chai LPG của mình trong các trường hợp bị thu gom chiếm dụng, sử dụng, chiếm đoạt trái pháp luật…
Ngoài đề xuất nêu trên, Hiệp hội gas Việt Nam cũng đề nghị sửa lại một số điểm trong dự thảo Nghị định. Chẳng hạn như chỉnh sửa điểm b, điểm c, Khoản 1, Điều 6 của dự thảo Nghị định theo hướng: “có cầu cảng hoặc hợp đồng thuê cầu cảng tối thiểu 1 năm, cầu cảng thuộc hệ thống cảng Việt Nam đã được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng để nhập khẩu – xuất khẩu khí từ tàu chuyên dụng vận chuyển khí; Có bồn chứa khí hoặc hợp đồng thuê bồn chứa khí tối thiểu 1 năm, bồn chứa khí phải có hệ thống đường ống dẫn khí kết nối bồn với cầu cảng xuất – nhập khẩu…”