Ban hành Luật An ninh mạng là đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn
Sáng 29/5, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về Dự án Luật An ninh mạng. Đây là Kỳ họp thứ 2 Dự Luật được đưa ra thảo luận.
Trong đó việc bảo đảm an toàn thông tin trên môi trường mạng, nên hay không nên quy định về đặt máy chủ, lưu trữ dữ liệu người sử dụng là những nội dung được các đại biểu quan tâm.
Có thể bạn quan tâm
Dự thảo Luật An ninh mạng có thể phát sinh "giấy phép con" cho hoạt động khởi nghiệp
06:04, 10/05/2018
Dự thảo Luật An ninh mạng cần bổ sung quy định về hoạt động tác chiến mạng
11:30, 23/11/2017
Dự thảo Luật An ninh mạng cản đường hội nhập?
16:49, 22/11/2017
Phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ đe dọa an ninh mạng
Cho ý kiến về dự án Luật An ninh mạng, đa số các đại biểu tán thành với sự cần thiết ban hành Luật, bởi nhiều sự kiện trong thời gian gần đây liên quan đến an ninh mạng không chỉ gây ảnh hưởng nhỏ lẻ đến một vài cơ quan, tổ chức, cá nhân, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị của đất nước; nhiều vụ việc xâm phạm đến quyền và lợi ích của cá nhân, lợi ích quốc gia…
Đại biểu Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) cho biết: Thực trạng, tình hình diễn ra trên không gian mạng đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với công tác an ninh mạng trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
“Vì vậy, cùng với quá trình hội nhập quốc tế, phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghệ 4.0. Việc ban hành Luật An ninh mạng sẽ góp phần phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ đe dọa an ninh mạng; khắc phục tồn tại, hạn chế liên quan đến bảo vệ an ninh mạng”, ông Thưởng nói.
Ông Thưởng đồng tình với việc bổ sung các chính sách về an ninh mạng như: Chính sách bảo vệ cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia; bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng; ưu tiên đầu tư, bố trí kinh phí.
Trong đó, việc xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng là hết sức cần thiết và đặc biệt quan trọng nhằm ngăn chặn, bảo vệ không gian mạng trước các nguy cơ tấn công có chủ đích. Đại biểu đề nghị cần quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng; nhiệm vụ cụ thể của lực lượng an ninh mạng nhằm quản lý chặt chẽ, tránh việc sử dụng chuyên môn, nghiệp vụ vào các hoạt động xâm phạm lợi ích, an ninh trật tự của Nhà nước; hạn chế thấp nhất việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ để vi phạm như vụ việc sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền tại tỉnh Phú Thọ và một số tỉnh, thành phố đang được thụ lý.
Có chế tài bảo vệ an ninh mạng là cần thiết
Về cơ chế bảo vệ an ninh mạng theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre), Luật An ninh mạng ra đời nhằm lấp lỗ hổng pháp lý mà các luật hiện nay chưa có chế tài. Tuy nhiên cần giải thích rõ như thế nào là các hành vi sử dụng mạng để xâm phạm an ninh quốc gia. Hiện nay các hành vi bị cấm trên mạng cũng chưa rõ ràng, bởi vậy nếu quy định thì cần cụ thể rõ các hành vi, để làm sao đảm bảo được quyền lợi của người dân, doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Luật An ninh mạng - được và mất
12:19, 24/05/2018
Dự thảo Luật An ninh mạng có thể phát sinh "giấy phép con" cho hoạt động khởi nghiệp
06:04, 10/05/2018
Doanh nghiệp ASEAN có thể mất 750 tỷ USD do tấn công an ninh mạng
09:40, 23/01/2018
Cách mạng công nghiệp 4.0 và tính cấp bách của Luật An ninh mạng
14:31, 23/11/2017
Dự thảo Luật An ninh mạng cần bổ sung quy định về hoạt động tác chiến mạng
11:30, 23/11/2017
Trung tướng Bùi Mậu Quân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an (đại biểu đoàn Hải Dương) phân tích: Thực tiễn cho thấy, trong những năm gần đây đã xuất hiện ngày càng nhiều hoạt động vi phạm pháp luật trên không gian mạng, gây bức xúc trong xã hội. Đó là các hoạt động lợi dụng không gian mạng để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và TTATXH như tuyên truyền chống phá nhà nước, kích động biểu tình, bạo loạn, phá rối an toàn thông tin, hoạt động gián điệp, đánh cắp bí mật nhà nước…
Hay gần đây nổi lên các hoạt động lừa đảo, trộm cắp, cờ bạc, cá độ, mại dâm qua mạng. Cao hơn là tấn công mạng, chiếm quyền điều khiển, khủng bố mạng và chiến tranh mạng. Những vấn đề này là một thực trạng hết sức bức xúc, nhức nhối và đang diễn ra nhưng việc xử lý còn bị động, lúng túng, kém hiệu quả vì hệ thống pháp luật của ta chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý. Nhất là chưa có hành lang pháp lý để ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, TTATXH, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trên không gian mạng.
Đại biểu Bùi Mậu Quân dẫn ví dụ về vụ tin tặc tấn công chiếm quyền điều khiển của hệ thống máy chủ hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnamairlines), thay đổi nội dung và đưa ra các thông báo trên hệ thống màn hình hiển thị của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất ngày 29/7/2016. Hậu quả đã làm chậm gần 100 chuyến bay, hệ thống gần 100 máy chủ bị phá hoại, không thể truy cập…
“Chúng ta thử hình dung xem nếu hệ thống mạng máy chủ của các hãng hàng không quốc gia, hệ thống tài chính, ngân hàng, các cổng thông tin điện tử của Đảng, Chính phủ bị tấn công, chiếm quyền điều khiển hoặc bị phá hoại thì hậu quả sẽ như thế nào? Vì vậy, việc ban hành Luật An ninh mạng nhằm quy định các hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, TTATXH trên không gian mạng là hết sức cần thiết, phù hợp và đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn”, đại biểu Bùi Mậu Quân nói.
Các đại biểu cũng cho rằng, cần làm rõ như thế nào là các thông tin xấu, bôi nhọ, làm ảnh hưởng uy tín của tổ chức cá nhân, các thông tin cần hạn chế... để từ đó cơ quan quản lý đưa ra yêu cầu gỡ bỏ khỏi hệ thống. Cơ quan nào sẽ là đơn vị đứng ra đánh giá các thông tin ấy và kết quả có thật sự chính xác hay không. Đồng thời, đưa nội dung tăng cường an ninh mạng vào chương trình giảng dạy giáo dục an ninh quốc phòng trong hệ thống nhà trường khối trung học phổ thông trở lên, kết hợp với việc nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ giáo viên.