Tăng thuế VAT có thể làm gia tăng thêm 200.000 đến 240.000 người nghèo?
Con số này được nhóm nghiên cứu của VEPR đưa ra tại Hội thảo Đánh giá tác động của việc tăng thuế VAT.
Bộ Tài chính đưa ra 2 phương án sửa đổi luật thuế Giá trị gia tăng, trong đó phương án 1 tăng từ 5% lên 6% và từ 10% tăng lên 12%. Phương án 2 tăng các mặt hàng có thuế suất 5% lên 10%. Dự kiến nếu được Quốc hội thông qua, luật sẽ có hiệu lực từ 1/1/2019.
Có thể bạn quan tâm
Tăng thuế VAT, ranh giới giàu - nghèo sẽ “rộng” hơn
05:34, 13/04/2018
Chuyên gia phân tích về đề xuất tăng thuế VAT của Bộ Tài chính
06:05, 09/01/2018
Cần lộ trình tăng thuế VAT
05:00, 23/09/2017
Trước 2 phương án tính thuế này, nhóm tác giả đến từ Viện nghiện cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng việc tăng thuế VAT sẽ ảnh hưởng đến tất cả các nhóm dân số, đặc biệt các nhóm nghèo.
Cụ thể, với phương án tăng thuế VAT từ 5% lên 6%, tỷ lệ chi tiêu bình quân giảm đi 0,89%, tỷ lệ nghèo tăng lên 0,26 điểm phần trăm, tương ứng với khoảng 240.000 người nghèo tăng lên.
Phương án tăng thuế VAT lên mức chung 10% thì tác động nhỏ hơn một chút. Các nhóm hộ tiêu dùng nhiều thực phẩm như rau và thịt sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, chẳng hạn H’Mong là dân tộc chịu ảnh hưởng mạnh.
Đồng thời, nhóm nghiên cứu của VEPR cũng chỉ rõ, xét về tác động lên nghèo đói thì VAT chỉ có tác động lên nhóm thu nhập thấp ở cận chuẩn nghèo. Các hộ gia đình có mức sống cao cũng bị giảm mức chi tiêu, nhưng mức giảm này không làm cho họ rơi vào nghèo như nhóm cận nghèo.
Đối với các hộ gia đình đông người, có tỷ lệ trẻ em và người già từ 80 tuổi trở lên cao hơn, tỷ lệ lao động nữ lớn, bị ảnh hưởng nhiều nhất về nghèo đói. Các hộ gia đình mà chủ hộ có học vấn thấp, nghề nghiệp kỹ năng thấp và trong nông nghiệp cũng chịu nhiều tác động lên nghèo đói.
“Tóm lại, tăng thuế không làm tăng sản lượng thực của nền kinh tế và làm giảm phúc lợi của tất cả các hộ gia đình. Thậm chí, nếu tiền thuế tăng thêm lại được Chính phủ đưa vào chi thường xuyên mà không chi đầu tư phát triển sẽ làm cho sản lượng thực của nền kinh tế giảm”, nhóm nghiên cứu của VEPR khẳng định.
Có thể bạn quan tâm
Đề xuất tăng thuế rượu bia để giảm tiêu thụ?
05:34, 17/06/2018
Đề xuất tăng thuế thuốc lá
01:00, 08/06/2018
Tăng thuế quan tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu
04:30, 07/06/2018
Đất không sử dụng có thể bị tăng thuế?
09:31, 05/06/2018
Không tăng thuế GTGT lên mức 11 - 12%
16:44, 01/06/2018
“1001” lý do tăng thuế của Bộ Tài chính
17:06, 14/04/2018
Tăng thuế VAT, ranh giới giàu - nghèo sẽ “rộng” hơn
05:34, 13/04/2018
Nhóm chuyên gia này cho rằng, các đề xuất tăng thuế cần phải được nghiên cứu thận trong gần đây luôn bị công luận phản đối rất mạnh.
“Chính phủ nên nghĩ đến việc cải cách lại các loại thuế tài sản, do tỷ trọng của loại thuế này trong tổng số thu thuế còn quá khiêm tốn”, đại diện nhóm nghiên cứu đề nghị tại hội thảo. Vì vậy, trước khi tăng thuế, Chính phủ phải thuyết phục được người dân về tính hợp lý của các khoản chi tiêu chính phủ. Minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thu chi ngân sách cần phải được nâng cao hơn và theo kịp với chuẩn mực quốc tế, trước khi đưa ra các đề xuất tăng thuế”, nhóm nghiên cứu của VEPR khẳng định.
Về vấn đề này, TS. Nguyễn Việt Cường, Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, hiện chi tiêu bình quân hiện nay của người dân vào khoảng 34,5 triệu/người/năm, trung bình 1 tháng là gần 3 triệu đồng. Nếu áp dụng phương án 1, mức VAT tăng 1,2% thì chi tiêu thực tế hộ gia đình giảm đi tương ứng 0,89%, giá cả tăng lên.
“Trường hợp này khiến người dân phải giảm chi tiêu vì phải tiết kiệm để bù đắp hoàn toàn chi phí giá tăng lên. Nếu áp dụng tăng VAT những hàng hóa chịu thuế 5% lên 10%, các hộ chi tiêu nhiều về lương thực, thực phẩm thiết yếu ở mức 5% sẽ chịu ảnh hưởng, nó có thể chiếm 23% tổng chi tiêu, mức ảnh hưởng thấp hơn.
Phương án tăng đồng loạt thuế lên 10% cho thấy tác động thu thuế rất cao. Nếu có thể sử dụng hiệu quả tăng thuế này có thể tái đầu tư và có tác dụng trong dài hạn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn một năm chưa chắc tái đầu tư được, do vậy trong ngắn hạn tăng đồng loạt thuế VAT lên 10% sẽ tác động rất lớn đến người dân”, ông Cường lập luận.
"Tỷ lệ nghèo tăng lên và nhóm ảnh hưởng nhiều nhất là hộ cận nghèo. Còn các hộ giàu thì suy giảm chi tiêu chưa đủ để họ bị ảnh hưởng. Chúng tôi có số liệu cụ thể, số lượng người nghèo tăng lên theo các phương án lên 240.000 người, còn phương án 2 là 202.000 người", ông Cường dẫn chứng.
Theo ông Cường khẳng định: Tăng VAT lên tất nhiên ảnh hưởng là các cá nhân, và phương án tăng 1,2% làm chi tiêu giảm mạnh hơn là phương án điều chỉnh thuế VAT cho nhóm mặt hàng từ 5% lên 10%.
Tác động tăng thuế VAT sẽ rõ rệt đối với các hộ nghèo và cận nghèo, bởi họ sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng mạnh nhất. Về phân loại, nhóm yếu thế khi VAT bị tăng là trẻ em, người già, lao động nữ, người làm việc có kỹ năng thấp... sẽ ảnh hưởng nhiều hơn.