Đà Nẵng xử lý hai nhà máy Thép Dana Ý và Dana Úc: Phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Luật sư Đỗ Pháp - Trưởng Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp: Chính quyền thành phố Đà Nẵng phải cân nhắc kỹ, không được xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cả người dân và doanh nghiệp.
Trong số báo 58 - ngày 20/7/2018, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã có bài viết "Vụ việc 2 nhà máy thép Dana Úc và Dana Ý ở Đà Nẵng: Doanh nghiệp mong phương án rõ ràng" phản ánh chủ trương di dời 2 nhà máy Thép Dana Ý và Dana Úc và những kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp xung quanh câu chuyện này. Sau khi báo đăng, chúng tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi, góp ý của bạn đọc.
Có thể bạn quan tâm
Vụ việc 2 nhà máy thép Dana Úc và Dana Ý: Doanh nghiệp cần phương án rõ ràng
17:30, 20/07/2018
Chủ tịch UBND Đà Nẵng nói gì về 2 nhà máy thép gây ô nhiễm?
16:17, 12/07/2018
Đà Nẵng cho phép hai nhà máy thép gây ô nhiễm hoạt động thêm 6 tháng
14:31, 26/03/2018
Đà Nẵng đóng cửa 2 nhà máy thép: Doanh nghiệp bị đẩy vào “đường cùng”
10:22, 14/03/2018
Đà Nẵng đóng cửa 2 nhà máy thép: Lỗi tại quy hoạch, doanh nghiệp chịu hậu quả
05:39, 11/03/2018
Liên quan đến chủ trương di dời hai nhà máy Thép Dana Ý và Dana Úc, hiện nay, về mặt pháp lý nhà nước vẫn phải đảm bảo quyền và nghĩa vụ lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
Điều này được chứng minh bằng việc các doanh nghiệp trên được cấp giấy chứng nhận đầu tư, được cấp giấy phép xây dựng và đi vào hoạt động một cách hợp pháp, đồng nghĩa với việc các bên đã hoàn thành quyền và nghĩa vụ của nhau, doanh nghiệp có quyền hoạt động, kinh doanh bình thường không trái với quy định của pháp luật, đó là một quan hệ. Quan hệ thứ hai là khi xảy ra vấn đề gì, tùy theo điều kiện các bên sẽ điều chỉnh.
Chính quyền TP phải cân nhắc kỹ, bởi vì không được xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên nào cả, kể cả người dân và DN, vì xâm hại là vi phạm pháp luật
Chúng ta đừng có cái nhìn hạn chế vì điều gì, vì doanh nghiệp cũng không đúng, vì nhân dân cũng không đúng mà vì cái tổng thể các quan hệ mà các quan hệ đó được điều chỉnh bởi pháp luật. Kể cả người dân làm sai người dân phải chịu chứ không thể bắt nhà nước chịu, nguyện vọng của người dân phải được ghi nhận, nhưng phải xem xét nguyện vọng đó có phù hợp hay không? Doanh nghiệp cũng vậy, doanh nghiệp làm đúng phải ủng hộ doanh nghiệp, còn sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Còn nếu không phù hợp với quy hoạch chung phục vụ cho sự phát triển của Đà Nẵng thì phải di dời.
Do đó, cần xét tổng thể các yếu tố, nếu có quyết định di dời thì doanh nghiệp phải chấp hành nhưng bên cạnh đó phải đảm bảo những điều kiện tối thiểu và cần có lộ trình, đó là nguyên công tắc. Để xây dựng lên một nhà máy phải đầu tư công sức, thời gian, tiền bạc... Nếu di dời phải có lộ trình cho doanh nghiệp và đáp ứng đủ các điều kiện tối thiểu để doanh nghiệp di dời hoặc điều kiện tối thiểu để doanh nghiệp phát triển sản xuất, tái sinh hoạt, tái hoạt động. Nhưng lộ trình này có đáp ứng đúng tiến độ của doanh nghiệp hay không, doanh nghiệp di dời có địa điểm mới chưa, xây dựng như thế nào và phát triển ra sao? Nó phải hài hòa vì bản chất của phát triển sẽ có sự mất cân đối và trong phát triển luôn luôn có sự điều chỉnh.
Ở đây, tài sản doanh nghiệp đầu tư quá lớn nên biện pháp như thế nào cho phù hợp đòi hỏi phải có nghiên cứu thận trọng, làm thế náo phải đáp ứng duy trì tính ổn định cho các bên, còn thực hiện như thế nào tùy vào khả năng thực tế, trước hết là của doanh nghiệp, thứ hai là sự hỗ trợ của Đà Nẵng, thứ ba là sự đồng thuận, hỗ trợ của các cơ quan liên quan.
Làm được tất cả những điều trên sẽ đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên, bảo vệ cho người dân nhưng cũng là bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp hoạt động hợp pháp công khai, ngay tình và minh bạch.