Nghẽn thanh toán quỹ đất BT vì phải chờ… hướng dẫn

Trần Dung 18/08/2018 06:05

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 nhưng cho đến thời điểm này, một số nghị định hướng dẫn, thông tư cần thiết vẫn chưa được ban hành để có để áp dụng cùng thời điểm.

Việc Bộ Tài chính yêu cầu kể từ ngày 1/1/2018 tạm dừng việc xem xét, quyết định sử dụng tài sản công (đất đai) để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), trong đó có phương thức xây dựng - chuyển giao (BT) để chờ Nghị định của Chính phủ đang tạo một điểm nghẽn cục bộ.

p/Hà Nội đề xuất xây dựng Dự án tuyến đường từ Quốc lộ 32 đến đường 23 (đê sông Hồng) theo hình thức BT.

Hà Nội đề xuất xây dựng Dự án tuyến đường từ Quốc lộ 32 đến đường 23 (đê sông Hồng) theo hình thức BT.

Luật có hiệu lực, vẫn phải chờ Nghị định

Điều đáng nói, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, tức là đã cách đây hơn 7 tháng. Việc chậm ban hành Nghị định hướng dẫn trong khi Luật đã có hiệu lực khiến cho không chỉ nhà đầu tư mà ngay cả chính quyền địa phương lúng túng, gặp khó khăn đối với những hợp đồng BT đã ký kết trước khi Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được ban hành.

Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư đã hoàn thành đầu tư công trình BT nhưng không được bàn giao quỹ đất hoàn vốn theo thời hạn quy định trong hợp đồng.

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho rằng, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 thì lẽ ra tất cả các nghị định hướng dẫn, thông tư phải có để áp dụng cùng thời điểm. Như thế mới đảm bảo tính hiệu lực, nhất quán trong việc quản lý tài sản công.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhà thầu duy nhất trúng sơ tuyển dự án BT 130 tỷ đồng ở Thái Nguyên là ai?

    Nhà thầu duy nhất trúng sơ tuyển dự án BT 130 tỷ đồng ở Thái Nguyên là ai?

    11:49, 17/07/2018

  • Nhức nhối dự án BT (Kỳ II): Những lô đất giá rẻ không tưởng tại Hà Nội

    Nhức nhối dự án BT (Kỳ II): Những lô đất giá rẻ không tưởng tại Hà Nội

    15:24, 26/06/2018

  • Đừng để BT thành...p/cơ chế trục lợi chính sách

    Đừng để BT thành... cơ chế trục lợi chính sách

    05:16, 24/06/2018

  • Bao giờ BT thôi dậy sóng?

    Bao giờ BT thôi dậy sóng?

    05:28, 03/06/2018

  • Sàn giao dịch đất công - cơ chế

    Sàn giao dịch đất công - cơ chế "vá" lỗ hổng của các dự án BT

    07:20, 02/06/2018

Tuy nhiên, để chuẩn bị cho Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ đầu năm 2018 thì trong năm 2017, Chính phủ chỉ ban hành được 2 nghị định bao gồm: Nghị định 151 quy định 1 số điều về sử dụng tài sản công và Nghị định 167 quy định về việc sắp xếp lại và xử lý tài sản công.

“Sau đó, mãi đến tháng 5/2018 mới ban hành Nghị định 153 về đầu tư theo hình thức PPP, trong đó có BT. Tuy nhiên, nghị định này mới nói về thủ tục, quy định đầu tư thôi. Còn văn bản cần thiết về thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư BT, cần phải có Nghị định thay thế Quyết định 23 của Thủ tướng thì tới giờ vẫn chưa có”, ông Châu nói.

  Theo một nguồn tin riêng, Chính phủ vừa họp bàn về nghị định đề thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư BT và kỳ vọng sẽ ban hành trong tháng 8.

Đối với Nghị định hướng dẫn sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư, ông Châu cho hay: “Theo một nguồn tin riêng, sáng nay Chính phủ họp bàn về nghị định này và kỳ vọng sẽ ban hành trong tháng 8 để giải quyết vấn đề thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư BT. Nhưng ngay cả ban hành trong tháng 8 này thì rõ ràng vẫn là chậm quá, gây khó cho cả cơ quan nhà nước và cả doanh nghiệp”.

Một nguồn tin từ Bộ Tài chính cũng cho hay, từ cuối 2017, Bộ Tài chính đã trình dự thảo Nghị định này rồi nhưng do quan điểm giữa các bộ ngành khi thảo luận còn khác nhau nên cho đến nay vẫn chưa thể ra đời.

Không thể tư duy “không làm được thì cấm”

Chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh cũng cho rằng: “Luật của mình nhiều khi không cụ thể chi tiết như các nước khác nên cần phải có Nghị định hướng dẫn thực hiện. Chậm ban hành nghị định những hơn 8 tháng, theo tôi phải quy định rõ trách nhiệm?

Bàn về câu chuyện BT, TS Phạm Sỹ Liêm - nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng: “Về phương thức không có gì phải bàn, nói cách khác tôi làm hạ tầng, anh trả tôi bằng tiền hoặc bằng đất. Trả bằng tiền thì rõ rồi nhưng làm thế nào để giải quyết vấn đề giá đất? Theo tôi hiểu, công trình phải đấu thầu, đất thì phải đấu giá, có như thế giá công trình và giá đất mới đáp ứng đúng giá thị trường, có cơ sở vững chắc, không dễ bị lạm dụng”.

Khẳng định phương thức đối tác công tư là “con đường duy nhất” để phát triển hạ tầng trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, ông Lê Hoàng Châu cũng đồng tình với quan điểm của TS Phạm Sỹ Liêm.

Ông Châu cho rằng, chúng ta không thể tư duy theo hướng “không làm được thì cấm”, mà quan trọng là cách làm. Theo đó, các dự án cần đấu thầu công trình, sau đó quỹ đất công nhà nước đã quy hoạch theo mục đích sử dụng đất thì phải đấu giá chọn nhà đầu tư để đảm bảo công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường.

Trần Dung