Buôn bán cổ vật phải có bằng đại học: Làm khó người kinh doanh!

Minh Vân 18/10/2018 15:30

Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh khẳng định, quy định yêu cầu người kinh doanh cổ vật phải có bằng đại học thực chất là làm khó người kinh doanh.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 142/2018/NĐ-CP sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đáng chú ý, dự thảo đưa ra quy định phải có trình độ đại học chuyên ngành trở lên mới được hành nghề mua bán di vật, cổ vật. Xung quanh vấn đề này, Diễn đàn Doanh nghiệp có cuộc trò chuyện với Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật TP phố Hồ Chí Minh.

Có thể bạn quan tâm

  • VCCI phản đối quy định giám đốc doanh nghiệp đòi nợ phải có… bằng đại học

    05:16, 21/06/2018

  • Facebook và Google liệu có tuyển nhân viên không bằng đại học?

    16:02, 22/01/2018

  • Không có bằng đại học, bạn vẫn có thể làm sếp nếu hội đủ 3 yếu tố này

    04:26, 11/07/2018

Ông có đánh giá như thế nào về những quy định tại Nghị định lần này, thưa ông?

Nghị định này có rất nhiều quy định đáng lưu ý. Ví dụ như quy định chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia chỉ được cấp cho người có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo về di sản văn hóa, lịch sử (khảo cổ học, văn hóa học), mỹ thuật, Hán Nôm, dân tộc học, cổ nhân học, cổ sinh vật học (động vật, thực vật), địa chất; hoặc là thành viên của tổ chức xã hội-nghề nghiệp liên quan đến các chuyên ngành đào tạo nêu trên và đã thực hiện hoạt động sưu tầm cổ vật. Nghị định số 98/2010/NĐ-CP chỉ yêu cầu có trình độ chuyên môn hoặc am hiểu về di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Đồng thời, Nghị định số 142/2018/NĐ-CP cũng giảm bớt điều kiện kinh doanh giám định cổ vật từ 4 điều kiện xuống 2 điều kiện. Cơ sở kinh doanh giám định cổ vật chỉ cần đảm bảo các điều kiện sau: 1- Có trang thiết bị, phương tiện thực hiện giám định phù hợp với lĩnh vực đã đăng ký; 2- Có ít nhất 03 chuyên gia giám định cổ vật về các chuyên ngành theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.

Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.

- Hiện tại, dư luận đang rất băn khoăn về quy định chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật phải có bằng đại học. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào, thưa ông?

Đây là một quy định không cần thiết và  nếu áp quy định này vào thực tế thì hầu như những người sưu tầm, làm nghề mua bán cổ vật không thỏa mãn đều không đáp ứng. Đáng nói, trong cơ chế thị trường muốn buôn bán phải có nghề nhưng cũng có khi chẳng cần có nghề, nhờ kinh nghiệm tự chắt lọc, tự học hỏi trong cuộc sống mà người ta làm được. Quy định này, nếu đi vào cuộc sống sẽ làm khó người kinh doanh.

Như vậy, quy định phải có trình độ đại học chuyên ngành trở lên mới được hành nghề mua bán di vật, cổ vật vô tình trở thành “giấy phép con” trói buộc trong doanh nghiệp trong kinh doanh.

Hơn nữa, trong cơ chế thị trường không nên đặt ra điều kiện về trình độ, người dân có quyền buôn bán những gì Nhà nước không cấm, miễn là không vi phạm pháp luật. Họ muốn mua bán cổ vật thì phải tự đúc kết kinh nghiệm, tự chịu trách nhiệm về việc mua bán của họ.

- Những quy định trên, như ông nói, nếu đi vào thực tế sẽ tạo ra rất nhiều cản trở cho doanh nghiệp. Trước đó, Bộ Tài chính cũng công bố Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính với quy định người đi đòi nợ thuê phải có bằng đại học… Vậy, làm sao để những quy định trên không còn len lỏi vào trong các dự thảo luật nữa, thưa ông?

Theo tôi cần lấy ý kiến của các chuyên gia, người chuyên ngành trong lĩnh vực tương ứng để đưa vào dự thảo Nghị định. Bởi các chuyên gia, người chuyên ngành họ am hiểu sâu và nắm kỹ nhiều tình huống thực tiễn để góp ý đưa vào Nghị định. Khi soạn thảo các Luật, Nghị định cần lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến của toàn thể nhân dân, các tầng lớp trí thức….để đưa vào nghị định chứ không nên hạn hẹp, hạn chế khi lấy ý kiến của mọi người thì tính thực tiễn của Nghị định sẽ không cao dẫn đến văn bản đó không có tính thi hành.

Thực tế xu hướng thế giới cũng như nhu cầu kinh doanh và những doanh nhân thành đạt không cần bằng đại học nên việc yêu cầu điều kiện bằng đại học là hạn chế kinh doanh, hạn chế sự sáng tạo của con người.

Xin cảm ơn ông!

Minh Vân