Thủ tục kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực nông nghiệp: "Một người có bệnh, bắt cả làng đi tiêm"
Vẫn còn nhiều hạn chế cần dỡ bỏ ngay trong công tác kiểm tra chuyên ngành đối với các sản phẩm nông nghiệp xuất- nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Chồng chéo, đội chi phí doanh nghiệp
Theo ông Phạm Thanh Bình - nguyên Cục trưởng Cục Giám sát quản lý (Tổng cục Hải quan), cùng một chủng loại hàng nhập về Việt Nam, chúng ta có 2 loại hàng khác nhau là tàu hàng xá và tàu hàng rời. Tuy nhiên, dù là tàu gửi hàng loại nào đi nữa thì mỗi tàu có tới vài chục chủ hàng, mỗi chủ hàng làm xét nghiệm riêng thì cực kỳ tốn kém. Ở mỗi tàu hàng, nếu kiểm nghiệm tất cả chi phí chỉ mất 10 triệu đồng, còn nếu theo quy định kiểm từng chủ hàng thì phải mất 200 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Rút gọn đầu mối kiểm tra chuyên ngành nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và thủy sản
15:35, 04/10/2018
Cải tiến kiểm tra chuyên ngành nông nghiệp
05:00, 28/09/2018
Xã hội hóa kiểm tra chuyên ngành
11:05, 31/08/2018
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đơn giản hóa 50% danh mục kiểm tra chuyên ngành
14:26, 24/07/2018
Bà Đào Hồng Dịu – Đại diện Tiểu ban Thực phẩm và Đồ uống Phòng Thương mại Hoa Kỳ (Amcham) cho hay, đối với sản phẩm sữa qua chế biến nhập khẩu sẽ qua 3 cơ quan nhà nước kiểm tra gồm Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Thời gian chờ kiểm dịch kéo dài từ 1-2 tuần, gây tốn kém ngày công, lãng phí hàng tiền bạc và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Đáng chú ý, việc kiểm dịch này không dựa vào “mối nguy” mà 100% lô hàng sữa và sản phẩm sữa nhập khẩu phải kiểm dịch, bất luận nhập từ đâu, đã được kiểm tra bởi nước xuất khẩu và cấp chứng nhận y tế an toàn cho người sử dụng.
Đơn cử, hiện nay Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) nhập sữa tươi từ các trang trại của chính công ty ở Lào về, và theo quy định phải lấy mẫu 10 ngày mới cho thông quan. Những sản phẩm này sau đó phải được đưa về kho và bị kiểm từng lô hàng. Tuy nhiên, sữa tươi tiêu chuẩn bảo quản phải từ 2 - 6 độ C, nếu chưa đưa vào sản xuất hoặc bảo quản lạnh, chỉ sau 24 tiếng sẽ không đạt chứ không nói đến việc phải đợi 7 - 10 ngày để kiểm soát dịch bệnh theo quy định của các bộ chuyên ngành.
Liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành, ông Trần Quang Trung - nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thừa nhận, Việt Nam đang có ba cơ quan, gồm Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương đều có các quy định kiểm tra chuyên ngành với các sản phẩm nông nghiệp nhưng công tác này đang chồng lấn. Thậm chí, các thủ tục kiểm tra chuyên ngành của Việt Nam vẫn đang theo kiểu một người có bệnh, bắt cả làng đi tiêm và uống kháng sinh.
Còn nhiều dư địa cắt giảm
Điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực nông nghiệp vẫn là vấn đề trăn trở trong cải thiện môi trường kinh doanh. Theo đại diện Cục Thú y, Dự thảo 7.2 sửa đổi một số điều của Thông tư 25/2016/TT- BNNPTNT ngày 30/6/2016 về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn đã có nhiều đột phá. Cụ thể, thực hiện thủ tục qua cổng thông tin một cửa quốc gia, giảm tần xuất lấy mẫu kiểm dịch tại cửa khẩu đối với sản phẩm gia công chế biến trên 80%, miễn kiểm tra đối với các hàng mẫu nhập khẩu có trọng lượng dưới 50 kg…
Đánh giá cao Dự thảo 7.2, tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Bình, vẫn còn những bất cập trong lĩnh vực kiểm dịch thú y đó là phạm vi quá rộng, thủ tục quá phức tạp, chi phí quá cao.
Vì thế, ông Nguyễn Thanh Bình cho rằng, cần đẩy mạnh cải cách theo hướng áp dụng nguyên tắc: Quản lý rủi ro trong kinh doanh; rà soát lại đơn giá; xem xét áp dụng phí trần… Bên cạnh đó, cần quy định rõ ràng cụ thể về việc lấy mẫu để tránh gây lãng phí cho doanh nghiệp.
Còn chuyên gia kinh tế Nguyễn Huy Lưu cũng kiến nghị, cần cải cách cụ thể việc cắt giảm danh mục, cải tiến trong cấp phép và kiểm tra hàng hoá tại cửa khẩu. Đồng thời, tăng cường hậu kiểm, kiểm tra trong lưu thông…