Hiểu đúng bản chất chuyển giá

Bá Minh 15/11/2018 11:07

Nếu nhìn nhận không đúng bản chất của chuyển giá sẽ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.

Đây là chia sẻ của ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Amcham Hà Nội. Theo ông Adam, cách nhìn nhận khá phổ biến về chuyển giá hiện nay là coi nó như một công cụ trốn thuế và một hành vi vi phạm pháp luật cần được xem xét lại. Việt Nam cần có những phương pháp xác định các mức giá phù hợp đối với các giao dịch này, bao gồm cả các giao dịch hữu hình, vô hình, dịch vụ, tài chính hay phân bổ chi phí/cổ phần.

Có thể bạn quan tâm

  • Giải pháp nào cho bài toán chuyển giá?

    Giải pháp nào cho bài toán chuyển giá?

    10:25, 14/11/2018

  • Chuyển giá có phải là trốn thuế?

    Chuyển giá có phải là trốn thuế?

    06:16, 12/11/2018

br class=

Cty TNHH METRO Cash & Carry Vietnam đã bị Bộ Tài chính truy thu 507 tỷ đồng tiền thuế. Ảnh: Ngọc Thắng

Việt Nam đã làm gì với chuyển giá?

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến hết tháng 9/2018, Việt Nam có 26.646 dự án FDI có hiệu lực với tổng vốn đăng ký 334 tỷ USD. Đến nay, khu vực doanh nghiệp FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, với mức đóng góp khoảng 20% GDP, khoảng 45% sản lượng công nghiệp và 1/4 tổng đầu tư xã hội hàng năm.

Tuy nhiên, số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, năm 2016 Bộ Tài chính đã thanh tra, kiểm tra 1.406 cuộc với doanh nghiệp FDI, truy thu truy hoàn 1.310 tỉ đồng. Năm 2017, Bộ đã thanh tra 1.288 doanh nghiệp, tổng số truy thu truy hoàn hơn 3.000 tỉ đồng.

Theo các chuyên gia kinh tế, thời gian gần đây, hoạt động chuyển giá ở Việt Nam diễn ra hết sức tinh vi, khó phát hiện. Điều đáng nói hoạt động này không chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà còn có cả sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước.

Chuyển giá đã trở thành một hiện tượng mang phạm vi toàn cầu. Một chương trình được đánh giá khá chuẩn mực của các nước OECD khi họ xây dựng chương trình hành động chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận "BEPS". Các quy định này đã cơ bản được Việt Nam đưa vào trong Nghị định 20/2017, từ tháng 5/2017. Chuyển giá nào cần chống?

Cố vấn cấp cao của Trung tâm Thuế và Đầu tư quốc tế, ông Wayne Barford cho rằng, chuyển giá được định nghĩa là các quy tắc và phương pháp định giá cho các giao dịch nội bộ và giữa các doanh nghiệp thuộc cùng một hệ thống sở hữu hoặc kiểm soát. Do những giao dịch liên kết xuyên biên giới có thể làm thay đổi thu nhập chịu thuế, các cơ quan thuế ở nhiều quốc gia có thể áp dụng những phương pháp xác định giá khác nhau dựa trên giá thị trường giữa các doanh nghiệp độc lập. Theo ông Wayne, chuyển giá về bản chất không phải là hoạt động bất hợp pháp. Chỉ có gian lận về giá hay lạm dụng chuyển giá nhằm mục đích trốn thuế mới là bất hợp pháp.

Đồng quan điểm này, bà Nguyễn Vân Chi, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng, chuyển giá là hiện tượng tự nhiên, xảy ra ở các công ty đa quốc gia và cả doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, chúng ta cần phải làm rõ những hoạt động chuyển giá như thế nào là đúng quy định, như nào là chuyển giá nhằm chuyển lợi nhuận về nơi có chế độ thuế thấp hơn để tránh thuế.

Việc hiểu đúng bản chất của chuyển giá không chỉ giúp các cơ quan thuế đưa ra những giải pháp phòng chống trốn thuế hiệu quả, mà còn góp phần cải thiện môi trường đầu tư. 

Kỳ sau: Thế giới nhìn nhận chuyển giá ra sao?

Bá Minh