Doanh nghiệp cần thích nghi với phòng vệ thương mại
Để tiếp cận các thị trường nước ngoài, hàng hóa Việt Nam phải vượt qua các rào cản thuế quan, phòng vệ thương mại.
Nếu như hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ thông qua các hiệp định thương mại tự do thì các biện pháp phòng vệ thương mại là thách thức lớn vì sự xuất hiện bất ngờ nhưng mức độ ảnh hưởng lại lâu dài.
Theo VCCI, hiện nay Hoa Kỳ là thị trường chiếm tới 22% tổng số vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp mà hàng hóa xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt ở nước ngoài. Tiếp đó là các thị trường Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, EU, Canada, Brasil...
Có thể bạn quan tâm
Ngành thép cần chuẩn bị gì trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại?
05:34, 08/07/2018
Xu hướng mới phòng vệ thương mại ở Hoa Kỳ
02:01, 29/06/2018
¾ số vụ kiện phòng vệ thương mại liên quan đến sắt thép
03:11, 26/06/2018
Cảnh báo xu hướng phòng vệ thương mại mới từ Mỹ
19:47, 25/06/2018
EC điều tra phòng vệ thương mại đối với thép nhập khẩu
02:09, 31/03/2018
Điều đáng nói, trong khi các vụ điều tra của các thị trường khác đang có xu hướng giảm thì các vụ chống bán phá giá từ thị trường Hoa Kỳ lại có xu thế gia tăng. Đơn cử, năm 2016 là 56 vụ, năm 2017 có 73 vụ, riêng 6 tháng đầu năm 2018 là 53 vụ.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, tính đến tháng 5/2018, cơ quan này đã có hơn 400 lệnh điều tra chống bán phá giá, trong đó có 10 lệnh liên quan đến Việt Nam. Các mặt hàng của Việt Nam bị lệnh điều tra chống bán phá giá ở Mỹ là cá file đông lạnh, hòm và tủ đựng dụng cụ, tháp gió.
Hàng hóa của Việt Nam là đối tượng bị điều tra của 81 vụ kiện chống bán phá giá trên thế giới, 12 vụ điều tra chống trợ cấp và 17 vụ điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá.
Công bằng mà nói, trong bối cảnh các Hiệp định thương mại song phương và đa phương ngày một nhiều, các quốc gia đang có xu hướng dùng biện pháp kỹ thuật để ngăn ngừa hành hoá các nước xâm nhập và bảo hộ hàng hoá trong nước. Vì vậy, Việt Nam không thể tránh được các vụ kiện phòng vệ ở nước ngoài. Chúng ta chỉ có thể hạn chế bớt nguy cơ bị kiện hoặc khi đã bị kiện thì giảm thiệt hại mà thôi.
Thêm vào đó, khi xảy ra các vụ kiện vụ kiện chống bán phá giá thường có thời hạn rất ngắn, các yêu cầu về kỹ thuật lại rất phức tạp, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam không phải lúc nào cũng sẵn sàng cho các vụ kiện ở nước ngoài, chưa kể đến việc lạ về phong tục tập quán, thiếu sự hỗ trợ của luật sư cùng với rất nhiều yếu tố khác, nên chuẩn bị kỹ càng sẽ là yếu tố quan trọng
Trung tâm WTO trực thuộc VCCI khuyến nghị, các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức để có những hiểu biết nhất định về quy trình kiện, về những thị trường mà mình đang xuất khẩu. Cần chuẩn bị trước về kiến thức, hồ sơ, chứng từ sổ sách sao cho minh bạch, rõ ràng và phù hợp để đến khi cần thì có thể chứng minh được dễ dàng hơn.
Các chuyên gia lưu ý, có nhiều trường hợp hàng hóa bị kiện chống bán phá giá ban đầu xuất phát từ việc hàng hóa Trung Quốc cùng loại bị kiện. Đây là vấn đề các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu tâm khi có các sản phẩm tương tự với hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá.