Chủ động trước các vụ kiện phòng vệ thương mại

Huyền Trang 26/01/2019 12:00

Theo nhiều chuyên gia, với việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thì bất cứ hàng hoá xuất khẩu nào cũng có khả năng là đối tượng bị điều tra áp dụng phòng vệ thương mại.

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, tính đến ngày 15/10, có 141 vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng điều tra bởi 18 quốc gia và vùng lãnh thổ đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.

Xu hướng gia tăng các vụ kiện phòng vệ thương mại

Trong đó, Hoa Kỳ là nước khởi xướng điều tra nhiều nhất (27 vụ, chiếm khoảng 20%); tiếp đến là Thổ Nhĩ Kỳ (20 vụ, chiếm khoảng 15%);Ấn Độ (17 vụ, chiếm khoảng 12%) và EU (14 vụ, chiếm khoảng 11%).

Dẫn đầu là các vụ việc điều tra chống bán phá giá (81 vụ việc, chiếm 60%); tiếp đó là các vụ việc tự vệ (27 vụ, chiếm 18%); thứ ba là các vụ việc chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (19 vụ việc, chiếm 13%) và cuối cùng là các vụ việc chống trợ cấp (14 vụ việc, chiếm 9%).

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp xuất khẩu làm gì để tránh điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại?

    06:00, 02/01/2019

  • Doanh nghiệp cần thích nghi với phòng vệ thương mại

    12:03, 01/12/2018

  • Ngành thép cần chuẩn bị gì trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại?

    05:34, 08/07/2018

  • Xu hướng mới phòng vệ thương mại ở Hoa Kỳ

    02:01, 29/06/2018

  • ¾ số vụ kiện phòng vệ thương mại liên quan đến sắt thép

    03:11, 26/06/2018

Theo số liệu thống kê của WTO, chỉ trong thời gian chưa đầy 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2018), các nước thành viên G20 đã khởi xướng tổng cộng 85 vụ việc phòng vệ thương mại , bao gồm 63 vụ việc chống bán phá giá, 19 vụ việc chống trợ cấp và 03 vụ việc tự vệ.

Trong bối cảnh các Hiệp định thương mại song phương và đa phương ngày một nhiều, các quốc gia đang có xu hướng dùng biện pháp kỹ thuật để ngăn ngừa hành hoá các nước xâm nhập và bảo hộ hàng hoá trong nước.

Vì vậy, Việt Nam không thể tránh được các vụ kiện phòng vệ ở nước ngoài. Chúng ta chỉ có thể hạn chế bớt nguy cơ bị kiện hoặc khi đã bị kiện thì giảm thiệt hại mà thôi.

Không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ

Để giảm đến mức thấp nhất số lượng các vụ kiện chống bán phá giá, bà Nguyễn Thị Thu Trang, giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI cho rằng: "Các vụ kiện chống bán phá giá thường có thời hạn rất ngắn, các yêu cầu về kỹ thuật lại rất phức tạp, trong khi các doanh nghiệp Việt không phải lúc nào cũng sẵn sàng cho các vụ kiện ở nước ngoài, chưa kể đến việc lạ về phong tục tập quán, thiếu sự hỗ trợ của luật sư cùng với rất nhiều yếu tố khác, nên chuẩn bị được sớm ngày nào sẽ tốt ngày đó".

  Các DN cần chủ động nắm bắt thông tin pháp luật, hợp tác với cơ quan điều tra, phối hợp với các bên liên quan trong quá trình theo đuổi các vụ kiện phòng vệ thương mại...

Bà Trang khuyến nghị: “Các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức để có những hiểu biết nhất định về quy trình kiện, về những thị trường mà mình đang xuất khẩu. Cần chuẩn bị trước về kiến thức, hồ sơ, chứng từ sổ sách sao cho minh bạch, rõ ràng và phù hợp để đến khi cần thì có thể chứng minh được dễ dàng hơn.
Cùng với đó, các doanh nghiệp cần chú trọng hơn đến công tác phòng vệ thương mại, kịp thời phòng tránh các tác động của phòng vệ thương mại. Cần chủ động nắm bắt thông tin pháp luật, hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra, phối hợp với các bên liên quan trong quá trình theo đuổi các vụ kiện phòng vệ thương mại để chứng minh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp phù hợp với luật pháp thông lệ quốc tế…”

Để hạn chế, Bộ Công Thương khuyến nghị, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần tuân thủ chặt chẽ các quy định về chứng nhận xuất xứ, không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ.

Huyền Trang