Ban hành danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi: Người dân không được nuôi lợn bằng bèo, thân chuối
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 02/2019 “ban hành danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam”.
Có thể bạn quan tâm
Bổ sung quy định về kiểm tra nhà nước đối với chất lượng thức ăn chăn nuôi
17:35, 07/11/2018
Rút gọn đầu mối kiểm tra chuyên ngành nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và thủy sản
15:35, 04/10/2018
Bộ Tài chính nói gì về giá kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi?
10:47, 01/02/2018
Thông tư đính kèm “danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán được phép lưu hành”.
Theo đó 18 loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi được Bộ cho phép lưu hành gồm: ngô, thóc, lúa mì, gluten, đậu tương, khô dầu, sắn, hạt các loại, thức ăn thô, phụ phẩm công nghệ chế biến các loại ngũ cốc DDGS, mía, các loại củ, các loại bã, thức ăn có nguồn gốc thủy sản, thức ăn có nguồn gốc động vật trên cạn, sữa và các sản phẩm từ sữa, dầu mỡ, dầu cá.
Quy định này có thể hiểu những loại thức ăn chăn nuôi nằm ngoài danh mục trên sẽ bị cấm lưu hành.
Điều đó đồng nghĩa với việc những sản phẩm thức ăn chăn nuôi vốn rất thông dụng là rau củ quả như cà rốt, rau muống (trừ khoai, sắn) hay bèo, thân chuối… sẽ không được phép lưu hành.
Bình luận về quy định này, ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khẳng định Thông tư 02/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất bất hợp lí bởi đang áp dụng phương pháp quản lý “chọn cho”, tức là người dân chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.
Trong khi đó, theo lý giải của ông Đức thức ăn chăn nuôi theo tập quán là thứ người dân vẫn sử dụng từ trước đến nay, không cần bất kỳ một cơ quan nhà nước nào cho phép cả. Nếu việc sử dụng thức ăn chăn nuôi theo tập quán của người dân có vấn đề gì ảnh hưởng đến xã hội thì Nhà nước chỉ nên hạn chế hoặc cấm đúng loại thức ăn đó thôi.
“Rất khó hiểu vì sao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại ban hành danh mục những thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành. Vậy chẳng lẽ toàn bộ trí tuệ xã hội bị đóng khung trong hiểu biết của nhà làm luật?”, ông Đức bình luận.
“Trong trường hợp này, tôi cho rằng, thay vì danh mục các danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán được phép lưu hành ban soạn thảo chỉ cần đưa ra danh mục thức ăn chăn nuối cấm được phép lưu hành. Như vậy, với danh mục cấm này, người dân sẽ chỉ phải tránh những thức ăn bị cấm, còn lại họ sẽ được thoải mái sử dụng”, ông Đức nói
Đáng chú ý, vị chuyên gia pháp chế này còn chỉ ra một điểm bất thường của Thông tư 02/2019. Đó là dự thảo thông tư được đăng trên website của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn từ ngày 10/1/2019, sau 60 ngày, tức 11/3/2019 mới hết hạn lấy ý kiến, vậy mà 11/2/2019 Bộ đã ký ban hành.
Về đối tượng áp dụng, Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam.
Về hiệu lực thi hành, thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/02/2019.
Thông tư do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến ký.