Tập đoàn Tuần Châu kiện đòi bản quyền chương trình ''Tinh hoa Bắc Bộ”

Công Thương 15/03/2019 06:06

Sáng ngày 14/3, Toà án nhân dân TP Hà Nội sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp bản quyền chương trình “Tinh hoa Bắc Bộ”.

Chương trình ''Tinh hoa Bắc Bộ

Chương trình ''Tinh hoa Bắc Bộ" gây nhiều tranh cãi

Công ty Tuần Châu Hà Nội khởi kiện Công ty DS ra tòa đòi quyền lợi. Theo đó, buộc Công ty DS phải chuyển trả Công ty Tuần Châu Hà Nội chủ sở hữu quyền tác giả với kịch bản vở diễn thực cảnh Ngày xưa. Đồng thời chấm dứt việc quảng cáo, giới thiệu và thực hiện các quyền sở hữu trí tuệ khác với vở kịch này. Buộc Công ty DS phải bồi thường cho Công ty Tuần Châu Hà Nội hơn 6,2 tỉ đồng cho việc Công ty Tuần Châu Hà Nội phải bỏ tiền xây dựng vở Tinh hoa Bắc Bộ để thay thế vở Ngày xưa và tiền thuê luật sư hỗ trợ giải quyết vụ án.

Lên tiếng về vụ việc tranh chấp này chủ đầu tư Tập đoàn Tuần Châu khẳng định bản quyền thuộc sở hữu của công ty.

Cụ thể, theo Tập đoàn Tuần Châu cho biết, từ năm 2007, nhằm thực hiện ý tưởng đưa chương trình biểu diễn thực cảnh thế giới về Việt Nam. Lãnh đạo Tập đoàn Tuần Châu, đã triển khai dự án đầu tư “Khu du lịch, vui chơi giải trí, đô thị sinh thái Tuần Châu”, trong đó có hạng mục biểu diễn rối nước, biểu diễn thực cảnh”. Ý tưởng này xuất phát từ tâm huyết của chủ đầu tư mong muốn tạo ra được một sản phẩm văn hoá - du lịch, chuyển tải những hình ảnh đầy tự hào về văn hoá, phong tục tập quán, vốn nhân văn, đặc sắc, với bề dày truyền thống hàng nghìn năm của con người Việt Nam nói chung và Bắc Bộ nói riêng đến với công chúng trong nước và quốc tế.

Cũng theo Tập đoàn Tuần Châu, để triển khai ý tưởng này, Công ty Tuần Châu Hà Nội đã rất nhiều lần mời các đạo diễn, các nhà biên kịch, các chuyên gia nghệ thuật nổi tiếng của thế giới đến Việt Nam để cùng bàn thảo phương án đầu tư chương trình thực cảnh tại dự án.

Có thể bạn quan tâm

  • Tuần Châu Marina: Tiện ích đẳng cấp tạo lập cuộc sống thượng lưu

    Tuần Châu Marina: Tiện ích đẳng cấp tạo lập cuộc sống thượng lưu

    14:00, 24/10/2018

  • Tuần Châu Marina: “Mở cửa hưởng kỳ quan, sở hữu cả di sản

    Tuần Châu Marina: “Mở cửa hưởng kỳ quan, sở hữu cả di sản"

    14:00, 18/10/2018

  • Lại xảy ra chìm tàu tại Tuần Châu

    Lại xảy ra chìm tàu tại Tuần Châu

    11:11, 31/07/2018

  • Tàu du lịch bị cháy tại cảng Tuần Châu đã được bảo hiểm bởi Bảo Việt

    Tàu du lịch bị cháy tại cảng Tuần Châu đã được bảo hiểm bởi Bảo Việt

    17:11, 11/05/2016

Đồng thời bằng kinh phí của mình công ty đã nhiều lần đưa các đạo diễn Việt Nam đi tham quan các mô hình biểu diễn thực cảnh của các nước như: đoàn của NSND Trần Bình (Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam), Công ty Sen Vàng TP HCM và nhiều nghệ sỹ, đạo diễn nổi tiếng trong nước trong số đó có đạo diễn Việt Tú.

Ngoài ra Công ty Tuần Châu Hà Nội cũng thành lập một Hội đồng tư vấn chương trình: Đứng đầu Nhà sử học – Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, các nhà Văn hóa, nhà Dân tộc học, Di sản, Nhà văn, Nhà thơ đứng đầu Đất nước như Nhà nghiên cứu Dân tộc học Việt Nam Nguyễn Văn Huy, Nhà thơ Trần Nhuận Minh (anh trai của Nhà thơ Trần Đăng Khoa)...

Theo hồ sơ Tập đoàn Tuần Châu cung cấp, ngày 16/11/2015, Công ty Tuần Châu Hà Nội và Công ty Cổ phần Đầu tư Tổng hợp Truyền thông DS (Công ty DS), do ông Nguyễn Việt Tú làm Tổng giám đốc, đã ký hợp đồng nguyên tắc số 0111/2015/HĐNT/DS. Hợp động có nội dung Công ty DS nhận tư vấn, thiết kế mỹ thuật, dàn dựng chương trình dự án trình diễn thực cảnh “Ngày xưa” (được tạm hiểu là “Thuở ấy. Xứ Đoài” - thực ra đó là tên của sân khấu thực cảnh, không phải tên vở diễn) cho Công ty Tuần Châu Hà Nội.

Chương trình sau khi trình diễn gây nhiều tranh cãi về sở hữu bản quyền

Chương trình sau khi trình diễn gây nhiều tranh cãi về sở hữu bản quyền

Trong quá trình triển khai, Công ty Tuần Châu Hà Nội đã thanh toán đầy đủ thù lao theo hợp đồng cùng các chi phí phát sinh khác đã được hai bên thống nhất cho Công ty DS. Cụ thể bao gồm chi phí hợp đồng và phụ lục trị giá 7,4 tỷ đồng, đã thanh toán cho công ty DS 7,3 tỷ đồng và 5,9 tỷ đồng các chi phí phục vụ cho biểu diễn.

Chia sẻ thêm về vụ việc tranh chấp này Tập đoàn Tuần Châu cũng khẳng định, ý tưởng đưa chương trình thực cảnh trên thế giới về Việt Nam đầu tiên và ý tưởng vở diễn thực cảnh tại dự án “Khu du lịch, vui chơi giải trí, đô thị sinh thái Tuần Châu” tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội là của Tuần Châu và Công ty DS chỉ là đơn vị được thuê để thực hiện ý tưởng này. Về bản chất, đây là hoạt động sáng tác “Tác phẩm sân khấu” dựa trên ý tưởng và theo yêu cầu của Chủ đầu tư là Công ty Tuần Châu Hà Nội. Do đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ Công ty Tuần Châu Hà Nội mới là Chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm sân khấu này.

Trong quá trình đưa ra biểu diễn thử nghiệm, vở diễn chưa đạt được sự kỳ vọng và mục tiêu của Công ty Tuần Châu Hà Nội, cũng như công chúng thưởng thức nghệ thuật trong nước và quốc tế. Để có giải pháp tối ưu cho sản phẩm không đạt yêu cầu của Hội đồng tư vấn và Chủ đầu tư, Công ty Tuần Châu Hà Nội đã chủ động mời họp nhiều lần nhưng Công ty DS đều vắng mặt (có văn bản đính kèm). Điều này đã gây ra những khó khăn rất lớn cho Công ty TCHN và nếu kéo dài dẫn đến những thiệt hại buộc Công ty Tuần Châu Hà Nội phải có giải pháp thay thế bằng một chương trình khác.

Mặt khác, ông Nguyễn Việt Tú đã tự ý đăng ký bản quyền chủ sở hữu chương trình“Ngày xưa” (đang được hiểu là “Thuở ấy. Xứ Đoài”) cho cá nhân ông Tú trên nền tảng đầu tư của Công ty TCHN. Đồng thời, Công ty DS cùng cá nhân ông Việt Tú đã đơn phương tiến hành công bố tác phẩm mà không xin ý kiến của Công ty Tuần Châu Hà Nội.

Khẳng định của chủ đầu tư Tập đoàn Tuần Châu cũng cho biết chương trình ''Tinh hoa Bắc Bộ” là sự chắt lọc những tinh hoa của vùng quê Bắc Bộ dựa trên chất liệu văn hóa dân gian, những loại hình nghệ thuật, phong tục tập quán được lưu truyền qua bao thế hệ cha ông được thể hiện trong các lĩnh vực nghệ thuật Thi - Ca - Nhạc - Họa, các tác phẩm điêu khắc, kiến trúc nhằm tái hiện các hoạt động vui chơi giải trí, lao động sản xuất, văn hóa tín ngưỡng, trí thức… của người dân Bắc Bộ xưa. Đây là tác phẩm hoàn toàn độc lập không có bất kỳ sự ảnh hưởng, sao chép nào từ tác phẩm “Ngày xưa”(Được tạm hiểu là“Thưở ấy. Xứ Đoài”) của ông Nguyễn Việt Tú. Điều này được chứng minh bằng việc Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp giấy chứng nhận quyền tác giả số 3642/2017/QTG ngày 31/07/2017 đối với kịch bản chương trình “Tinh hoa Bắc Bộ”.

Ngày 25/8/2017 Công ty DS đã có văn bản yêu cầu Cục bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa hủy giấy chứng nhận, tuy nhiên cơ quan này sau khi mời hai cơ quan lên làm việc, đọc, nghe tường trình, đã khẳng định “Không có căn cứ để hủy giấy chứng nhận” theo yêu cầu của Công ty DS.

Được biết, sáng nay, ngày 15/3/2019, Toà án nhân dân Hà Nội sẽ xét xử sơ thẩm vụ kiện này. DĐDN sẽ tiếp tục thông tin.

Tinh hoa Bắc Bộ (vở diễn có liên quan đến vụ kiện) nhận kỷ lục Guinness Show diễn có sân khấu mặt nước lớn nhất Việt Nam và Show diễn có số lượng diễn viên là nông dân đông nhất Việt Nam. Đây là vụ kiện được giới làm sân khấu rất quan tâm, bởi quy mô vở diễn, tên tuổi những nghệ sĩ liên quan tới vở diễn và việc “nói qua nói lại” giữa hai bên đã kéo dài từ lâu.

Công Thương