Cảnh báo rủi ro trong giao dịch quốc tế từ vụ lừa đảo của Echopack Inc
Nhà nhập khẩu ứng vốn ngay sau khi ký hợp đồng, ứng trước 70% giá trị, thanh toán nhanh gọn... lòng tin nhà xuất khẩu tăng lên. Và rủi ro cũng... lớn dần theo lòng tin đó.
Một bài học lớn là vụ lừa đảo của Echopack Inc. với nhiều doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Thực ra trong vụ này, nếu tinh ý, doanh nghiệp sẽ không bị lừa khi từ chối LC không khả thi. Nhà xuất khẩu phải gửi chứng từ đến ngân hàng phát hành, có chữ ký của người đại diện ký hợp đồng phù hợp với chữ ký lưu trong hồ sơ để thanh toán. Điều kiện LC không logic khi mà phía Việt Nam không thể kiểm soát được chữ ký, không thể xác định chữ ký của người ký hợp đồng có đúng với chữ ký ngân hàng bên mua đang lưu giữ để kiểm tra chứng từ? (Vì ngân hàng Việt Nam không được gửi chứng từ kiểm tra chữ ký mẫu). Rốt cục, ngân hàng mở LC cho rằng chữ ký không đúng quy định.
Nhà nhập khẩu ứng vốn ngay sau khi ký hợp đồng và trừ vào từng lô hàng. Nhanh chóng, thuận tiện, hợp đồng ký hàng năm, giao hàng nhiều đợt, ứng trước 70% giá trị, thanh toán nhanh gọn. Mọi giao dịch đều "xuôi chèo, mát mái", lòng tin nhà xuất khẩu tăng lên.
Sau nhiều đợt giao hàng, họ đàm phán giảm phần ứng trước tiền hàng xuống mức thông thường 15 - 30% với nhiều lý do. Đối với nhà xuất khẩu, lòng tin đã được củng cố, lợi ích tăng lên từ các thương vụ trước nên dễ dàng chấp nhận những “lên thang” của đối tác.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới vào nghề, thiếu kinh nghiệm, thiếu thị trường, yếu vốn... là mục tiêu của một số đối tác lừa đảo ở nước ngoài. Miếng mồi ngon được nhà nhập khẩu đưa ra dẫn dụ: giá mua khá, ký hợp đồng dài hạn, sẵn sàng ứng vốn, đơn giản hóa các thủ tục...
Con bài “trả trước” được đưa ra khi thực hiện hợp đồng: ứng vốn lên đến 70% giá trị hợp đồng. Nhưng đáp lại, họ yêu cầu thanh toán bằng chuyển tiền sau khi nhận đủ hàng, hoặc sau khi có kết quả kiểm tra tại nước họ hoặc nước thứ ba.
Lý do khá thuyết phục: họ đã trả trước gần cả giá trị lô hàng; hay họ chưa tin cậy kết quả kiểm tra hàng hóa của Việt Nam; hay quy định chất lượng nước sở tại...
Nếu là một doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trên thương trường, đang thiếu vốn kinh doanh, cần giải phóng hàng hóa… thì những lý lẽ họ đưa ra là chấp nhận được.
Có thể bạn quan tâm
Tranh chấp hợp đồng thương mại: Trọng tài kinh tế nên san sẻ áp lực với Tòa!
02:05, 11/01/2019
Trọng tài thương mại là phương thức hữu hiệu trong giải quyết tranh chấp M&A
08:14, 07/01/2019
“Địa phương hóa” Luật Trọng tài Thương mại và Hoà giải
11:37, 29/11/2018
Xu hướng mới trong giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
15:01, 03/10/2018
Nhưng điều rất quan trọng là các thương vụ này thiếu sự bảo đảm thanh toán của ngân hàng. Trong khi đó các lý do đối tác nêu ra hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi phát hành LC (tín dụng chứng từ). Người mua không muốn mở LC không phải vì “đơn giản thủ tục, giảm chi phí cho hai bên” mà đây là vấn đề cốt lõi của vụ việc họ đang thực hiện.
Nhà nhập khẩu ứng vốn ngay sau khi ký hợp đồng và trừ vào từng lô hàng. Nhanh chóng, thuận tiện, hợp đồng ký hàng năm, giao hàng nhiều đợt, ứng trước 70% giá trị, thanh toán nhanh gọn. Mọi giao dịch đều “xuôi chèo, mát mái”, lòng tin nhà xuất khẩu tăng lên. Sau nhiều đợt giao hàng, họ đàm phán giảm phần ứng trước tiền hàng xuống mức thông thường 15 - 30% với nhiều lý do. Đối với nhà xuất khẩu, lòng tin đã được củng cố, lợi ích tăng lên từ các thương vụ trước nên dễ dàng chấp nhận những “lên thang” của đối tác.
Cuối cùng, điều gì đến cũng sẽ đến khi đối tác cất mẻ cá cuối cùng: nhận hàng số lượng lớn, nhưng chỉ trả 15% (hoặc 30%), số còn lại là “công” của họ sau thời gian dài theo đuổi.
Vụ lừa đảo đơn giản. Nguyên nhân để kẻ lừa đảo có đất sống thì nhiều, nhưng nếu chúng ta đặt nặng nguyên tắc kinh doanh an toàn thì vấn đề lại khác. Những kẻ lừa đảo đánh vào những điểm yếu của nhà xuất khẩu là vốn kinh doanh. Vay ngân hàng không dễ, mua chịu nhà cung cấp cũng có hạn, nhưng đối tác ứng cho ứng đến 70% giá trị của hợp đồng, đơn giá cạnh tranh, các điều kiện khác đều tốt, sao không chấp nhận? Nhưng đổi lại, thương vụ không có bảo đảm ngân hàng vì theo nhà nhập khẩu không còn rủi ro khi người mua đã trả tiền trước.
Nếu nhà xuất khẩu dày dạn kinh nghiệm, kiến thức về quản trị kinh doanh tốt thì sẽ coi vốn ứng hàng hóa là tín dụng thương mại người mua cấp cho người bán mà không phải biện pháp bảo đảm và việc mở LC qua ngân hàng không liên quan đến ứng vốn.
Trường hợp này, nhà xuất khẩu vẫn nhận vốn nhưng cần thuyết phục đối tác mở LC; thậm chí từ chối vốn ứng để đổi lấy điều kiện có được LC. Nếu chấp nhận, nhà nhập khẩu sẽ mở LC 100% giá trị hợp đồng, từng chuyến giao hàng sẽ được trừ dần 30% tiền ứng trước cho đến khi giao hết; hoặc LC có số tiền 30% nhưng giá trị chứng từ giao hàng là 100%.
Tuy nhiên, ngay cả nhà nhập khẩu mở LC không có nghĩa an toàn tuyệt đối. LC phải đạt chuẩn theo UCP600 (quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ) và các văn bản khác của Phòng Thương mại quốc tế (ICC). Một trong tiêu chuẩn đó là nhà xuất khẩu phải có đủ điều kiện để thiết lập và kiểm soát chứng từ. Rất nhiều nhà xuất khẩu đã phải trả giá cho những việc làm tắc trách khi giao hàng xong, không thể hoàn thiện chứng từ xuất trình.
Trong thanh toán xuất nhập khẩu, tư vấn của ngân hàng là rất cần thiết. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần dựa vào tư vấn ngân hàng, nếu chưa hiểu rõ nên trao đổi thêm để sửa đổi LC trước khi giao hàng. Ngược lại, ngân hàng cũng cần thiết lập mối quan hệ công việc với khách hàng tạo niềm tin, đồng thời sẵn sàng cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn.
Trở lại vụ Ecopack Inc., ngân hàng mở LC vi phạm quy định UCP600 nhưng vẫn vô tội. Họ im lặng mặc cho phía ta tra vấn. Nếu chúng ta cử người của doanh nghiệp và ngân hàng sang trực tiếp làm việc thì có thể họ phải chịu trách nhiệm thanh toán. Nhưng Việt Nam chúng ta không có thói quen hành động để thực hiện ý chí pháp lý như vậy, đành bỏ lỡ cơ hội thu lại tiền hàng.
Rốt cục, việc xử lý vụ lừa đảo của Ecopack Inc. lên đến hàng triệu đô la khiến nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng chỉ dừng lại ở các cuộc hội thảo phổ biến, tuyên truyền, rút kinh nghiệm... Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nan, trong 2 năm 2015 - 2016, ta không thu được 8 tỉ đô la tiền xuất khẩu thủy hải sản trong đó phần lớn là do lừa đảo.
Gian lận, lừa đảo đã và mãi là một phần trong thương mại quốc tế. Vấn đề là cần rút ra những điều bổ ích nhằm giảm thiểu tổn thất ở mức thấp nhất.