Bất cập từ quy định tham vấn trị giá tính thuế
Tham vấn trị giá tính thuế đang được ngành hải quan sử dụng nhằm chống thất thu ngân sách nhưng trên thực tế Thông tư 03/20128 hướng dẫn triển khai vẫn còn nhiều bất cập.
Theo đại diện ngành Hải quan, thông thường việc xác định trị giá tính thuế thường được căn cứ theo giá ghi trên hóa đơn thương mại (nếu có) hoặc mức giá khai báo của chủ hàng.
Tăng thu ngân sách
Còn việc tham vấn trị giá tính thuế chỉ được tiến hành khi cơ quan Hải quan phát hiện hồ sơ khai báo là giả mạo, hồ sơ có sự mâu thuẫn. Cơ quan Hải quan chứng minh hồ sơ không thỏa mãn các điều kiện của phương pháp trị giá giao dịch (Doanh nghiệp không khai báo khoản cộng vào giá giao dịch. Nhà sản xuất thông tin cho Hải quan về giá khai báo của doanh nghiệp không đúng. Có đơn tố cáo mà cơ quan Hải quan xác minh là có thật). Do đặc thù của việc tham vấn giá như vậy nên sau mỗi lần tham vấn, số thu của ngành Hải quan thường tăng thêm hàng nghìn tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Không nộp tiền mặt cho Hải quan
15:09, 13/03/2019
Hải quan Quảng Ninh có “làm khó” doanh nghiệp Hồng Quảng?
12:05, 08/03/2019
Hải quan “không chờ”... Bộ TN&MT
14:55, 06/03/2019
Còn việc tham vấn 1 lần được quy định rất rõ tại Khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018 của Bộ Tài chính. Theo đó, “trong thời hạn làm thủ tục hải quan, người khai hải quan đề nghị cơ quan hải quan áp dụng kết quả tham vấn của lần tham vấn trước cho các lần xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo” với điều kiện áp dụng “Thông tin, dữ liệu để kiểm tra, xác định trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị tham vấn một lần so với hàng hóa giống hệt, tương tự đã có kết quả tham vấn không thay đổi”.
Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng tờ khai được chấp nhận tham vấn không nhiều. Sau khi cơ quan hải quan tham vấn lại, không ít lô hàng đã bị bác trị giá khai hải quan và bị truy thu lên tới hàng nghìn tỷ dồng.
Ví dụ, chỉ riêng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, từ đầu năm 2019 đến 23/3/2019, Chi cục này đã tham vấn 3.120 tờ khai. Trong đó,1.401 tờ khai bị bác bỏ, tăng thu trên 52 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng loạt bất cập
Theo lý giải của lãnh đạo các chi cục Hải quan tại cửa khẩu, sở dĩ số tờ khai bị bác nhiều như vậy là do phần lớn các doanh nghiệp làm thủ tục không qua đại lý thủ tục hải quan, mà chỉ thực hiện qua các dịch vụ khai thuê hải quan, cụ thể qua nhân viên khai thuế, nên công tác thực hiện tham vấn của doanh nghiệp không được thực hiện nghiêm túc, bài bản, hiệu quả không cao.
Riêng đối với tham vấn giá 1 lần, quy định mức giá không thay đổi là một trong những điều kiện để được tham vấn một lần đang gây khó cho doanh nghiệp bởi doanh nghiệp ký hợp đồng theo năm, nhưng giá mua hàng lại ký theo mùa, nên rất khó để có giá ổn… Bên cạnh đó, kết quả chấp nhận tham vấn giá một lần rất ngắn, hiện chỉ có hiệu lực trong vòng 60 ngày.
Ngoài ra, Thông tư 39 mặc dù đã đưa ra nhiều nội dung cải cách về công tác kiểm tra trị giá trong quá trình làm thủ tục hải quan, nhưng nhiều ý kiến cho rằng vẫn còn một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn. Ví dụ như quy định thời gian tiến hành tham vấn và xử lý kết quả tham vấn tối đa là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan XK, tờ khai hải quan NK. Thực tế, việc tham vấn chỉ được thực hiện khi có bảng giá chính thức mà để có được bảng giá này rất mất thời gian, có khi hơn 30 ngày.
Bên cạnh đó, Thông tư 39/2018 chưa có quy định cụ thể các trường hợp phải kiểm tra giá, cũng không quy định rõ trường hợp hàng hóa không phải nộp thuế… gây không ít khó khăn trong việc triển khai.