“Đắm” vốn ở ALCI Kỳ II: Cho Thuê như... cho vay
Thay vì mua tàu để cho thuê lại, ALCI lại “giải ngân” theo tiến độ đóng mới. 20 con tàu được “bơm” gần 300 tỷ mà không con nào chịu hoàn thiện, ALCI đối mặt với nguy cơ mất trắng số tiền trên.
Trong 2 năm 2007, 2008, ALCI đã ký hợp đồng đóng mới 112 tàu thủy với các nhà máy đóng tàu. Tổng số tiền đóng mới cho những con tàu này lên tới 2.300 tỷ đồng.
Khi ngành vận tải biển sa sút, ALCI mất thanh khoản nghiêm trọng nên đã nhanh chân chấm dứt hợp đồng mua bán với nhiều nhà máy đóng tàu, chấm dứt hợp đồng cho thuê với bên thuê.
Đến năm 2012, đã có 37 con tàu đầu tư dở dang được ALCI “hủy kèo” nên giảm được tổn thất trên 800 tỷ đồng. Thế nhưng, vẫn còn 20 con tàu dang dở (tại 11 nhà máy đóng tàu) của 19 khách hàng mà ALCI không thể “rút chân” ra được. Và số tiền chôn chân ấy là 297, 5 tỷ đồng.
Theo quy định, hình thức cho thuê tài chính đối với các khách hàng này được thực hiện… tay ba. Nghĩa là bên cho thuê tài chính (ALCI) thực hiện việc mua tài sản từ bên cung cấp (đơn vị đóng tàu) theo yêu cầu của bên thuê (khách hàng) và được 2 bên (ALCI và khách hàng) thỏa thuận bằng Hợp đồng cho thuê.
Thế nhưng, việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua tàu giữa ALCI và các đơn vị đóng tàu cho thấy hầu hết các nội dung thỏa thuận trong các hợp đồng mua bán (thực chất là hợp đồng đóng tàu) chưa phù hợp với quy định của pháp luật, chưa chặt chẽ, sai nghiệp vụ và nguyên tắc hoạt động của ALCI.
Có thể bạn quan tâm
“Đắm” vốn tại ALCI (Kỳ I): Bắc thang lên hỏi... ông trời!
11:00, 18/04/2019
BHXH Việt Nam thông tin về vụ việc Công ty Cho thuê Tài chính II
09:58, 12/11/2018
VCCI: Một số quy định về bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính là bất nhất và thiếu rõ ràng
12:46, 23/10/2017
Mặt khác, giá trị hợp đồng mua bán tàu đều dựa trên dự toán chi phí đóng tàu do đơn vị đóng tàu và bên thuê tự lập, không có cơ quan chức năng độc lập nào thẩm định. Theo đó, giá trị mỗi con tàu được đẩy lên cao hơn rất nhiều so với giá trị thực tế.
Mặt khác, nhiều hợp đồng đóng tàu, khách hàng cũng đồng thời là bên cung cấp vật tư, thiết bị nên dẫn đến việc khách hàng và đơn vị đóng tàu “đi đêm” với nhau, gây thất thoát lớn. Chưa kể, quá trình thực hiện hợp đồng không được giám sát chặt chẽ, tiến độ hoàn thành khối lượng và ứng vốn chưa được phù hợp. Hầu hết biên bản nghiệm thu, quyết toán khối lượng đều do đơn vị đóng tàu và khách hàng tự thỏa thuận.
Đặc biệt, trong nội dung thỏa thuận của hợp đồng mua bán, ALCI ứng thanh toán tiền theo tiến độ khối lượng hoàn thành của tàu chia làm nhiều lần. Số tiền này được tính lãi như khoản vay. Đây chính là điều không đúng quy định của pháp luật, vì ALCI không được phép thực hiện nghiệp vụ cho vay.
(Kỳ III: Mất trắng gần 300 tỷ)